Ngày 29/7, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh: Sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch trên quê hương Đất Tổ. Dự án do Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện.
Ông Phạm Công Khanh - PGĐ Sở, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo Hội nghị
Mục tiêu của dự án là lựa chọn những biểu tượng tiêu biểu trong hệ thống biểu tượng văn hóa Hùng Vương để thiết kế thành các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương. Tổ chức sản xuất thử nghiệm sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ cho việc phát triển du lịch về nguồn trên quê hương Đất Tổ.
Qua hơn 2 năm triển khai dự án (từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2020) nhóm nghiên cứu đã hoàn thành những mục tiêu theo đúng thuyết minh được phê duyệt. Dự án đã hoàn thành Bộ tư liệu khảo sát; Hoàn thiện 03 báo cáo chuyên đề và đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao; Xuất bản các ấn phẩm là truyện tranh với số lượng lớn: 500 cuốn Cẩm nang biểu tượng mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương, tái bản 1.000 cuốn truyện tranh gồm 2 bộ là Truyền thuyết Hùng Vương và Truyện Dân gia Đất Tổ; Sản xuất và trưng bày các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương: 430 hộp đựng trà, 600 cốc, 220 tranh gốm, 100 tượng Chử Đồng Tử - Tiên Dung, 500 chiếc khăn lụa, 150 phụ kiện cài áo. Các sản phẩm đều được thiết kế độc đáo với những hoa văn họa tiết rất tinh xảo vừa đậm giá trị nghệ thuật thẩm mỹ và giá trị văn hóa lịch sử.
Các sản phẩm bài báo khoa học đạt và vượt so với yêu cầu đề ra với 04 bài báo khoa học (theo yêu cầu chỉ cần đăng 03 bài) đăng trên Thông tin Tri thức Đất Tổ, thông tin Đối ngoại tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ. Chất lượng các bài báo có hàm lượng khoa học rất cao, đã làm nổi bật được những kết quả, ý nghĩa và giá trị của của các sản phẩm lưu niệm.
Ngoài các sản phẩm trên, nhóm nghiên cứu còn tham gia hướng dẫn nhóm học sinh Trường THCS Văn Lang tham dự Cuộc thi KHKT tỉnh năm 2018 đạt giải Nhất cấp thành phố, giải Tư cấp tỉnh; Năm 2019: hướng dẫn 01 nhóm sinh viên tham gia đề tài NCKH; Tập huấn cho 50 lượt công nhân về các kỹ thuật sản xuất tại một số cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm trong và ngoài tỉnh.
Tại hội nghị, Hội đồng các nhà khoa học đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của nhóm thực hiện dự án. Các sản phẩm đạt được nhiều giá trị cao về kinh tế, lịch sử văn hóa, nghệ thuật thẩm mỹ, đặc biệt sản phẩm có tính thương mại hóa cao, có thể chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các cơ sở sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm lưu niệm đặc trưng của vùng Đất Tổ, có tính khác biệt với các sản phẩm du lịch của các vùng khác.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm
Với những ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, Hội đồng đánh giá và đi đến thống nhất với 7/7 thành viên Hội đồng đồng ý xếp loại Xuất sắc. Thành công của dự án đã góp phần lưu giữ, bảo tồn, quảng bá những giá trị văn hóa đặc trưng về thời đại Hùng Vương qua các sản phẩm lưu niệm đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời là minh chứng khẳng định sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Hùng Vương, xứng tầm với vai trò là một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực.
Ngọc Lan
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0