Chiều ngày 13/1/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Ứng dụng công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý nước uống tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện. Ths. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Toàn cảnh hội nghị đánh giá, nghiệm thu dự án
Theo trung tâm nước sinh hoạt và môi trường nông thôn tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98% vào cuối năm 2023 nhưng việc sử dụng nước sạch ở một số khu vực vẫn còn hạn chế, đặc biệt tại các điểm trường học, nơi thiếu thốn hệ thống cấp nước ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh và giáo viên.
Công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý được hoàn toàn các chất ô nhiễm, kim loại nặng như: As, Cu, Ni, Cd…, các chất hữu cơ và giảm lượng nước thải bỏ khoảng 10% (trong khi lõi lọc RO có lượng nước thải bỏ lên đến 60-70%); nâng cao hiệu suất lọc nước mặn ở các mức dưới 40‰ (trên 15% so với máy lọc thông thường)
Do vậy việc triển khai dự án “Ứng dụng công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý nước uống tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, góp phần giải quyết nhu cầu nước sạch ở vùng sâu, vùng xa. Dự án không chỉ phù hợp với chính sách phát triển khoa học công nghệ mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa phương.
Qua triển khai dự án đã lắp đặt 4 mô hình xử lý nước uống bằng công nghệ khử ion điện dung (CDI) tại 4 trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, gồm: Trường mầm non liên cơ Lâm Thao, Trường tiểu hoc Phùng Nguyên 2, Trường mầm non Tân Lập, Trường THCS Tân Lập. Kết quả triển khai thực hiện cho thấy công nghệ CDI hiệu quả trong việc giảm tổng lượng chất rắn hòa tan(TDS) xuống dưới 300mg/L, đáp ứng các tiêu chuẩn của nước uống; loại bỏ hiệu quả các ion kim loại nặng như chì(Pb), cadimi(Cd) sắt(Fe) và đồng(Cu)… Đặc biệt công nghệ này, hiệu quả thu hồi nước sạch đạt trên 90% giúp tiết kiệm được tài nguyên nước và tối ưu chi phí xử lý nước.
Việc thực hiện và triển khai dự án “Ứng dụng công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý nước uống tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là phù hợp và cần thiết với hiện tại và tương lai.
Tại Hội nghị, Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao quá trình thực hiện dự án khoa học của Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết luận tại hội nghị, Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất đánh giá xếp loại “Đạt” và nghiệm thu kết quả thực hiện dự án./.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
PhuthoPortal - Ngày 3/3/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập Sở Khoa học và Công nghệ và công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Sáng ngày 27/2/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong sản xuất rau an toàn theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Ths. Đỗ Xuân Hoàn - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Sáng ngày 26/2/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu, bảo tồn, phục tráng giống quýt Đậu Sơn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Tài nguyên Thực vật - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Ths. Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo từ Google, IBM, Intel, TSMC... sẽ tới Việt Nam dự hội nghị về AI và bán dẫn giữa tháng 3.