Sáng ngày 26/2/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu, bảo tồn, phục tráng giống quýt Đậu Sơn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Tài nguyên Thực vật - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Ths. Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Ths. Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị
Phú Thọ là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển cây ăn quả, được biết đến với nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng như: Bưởi Đoan Hùng, Hồng Gia Thanh, Hồng Hạc Trì, Chuối Phấn… Trong những năm gần đây tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt là những loại cây đặc sản của địa phương, trong đó tập trung vào phát triển diện tích cây ăn quả có múi từ đó góp phần nâng cao giá trị kinh tế tăng thu nhập cho người dân địa phương. Hạ Hòa là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh phú Thọ, ở đây có nhiều giống quýt địa phương được đánh giá là khá đa dạng và phong phú, nhiều giống có chất lượng cao, có tiềm năng cho thị trường, nhưng chưa được khai thác phát triển. Quýt Đan Hà (nay là xã Đan Thượng) nổi tiếng được nhiều người ưa thích bởi màu sắc và hương vị đặc trưng.
Quýt Đan Hà có nhiều giống bản địa khác nhau như: quýt đường, quýt hôi, quýt giấy nhưng giống đặc biệt của quýt Đan Hà phải nối đến giống quýt Đậu Sơn. Quýt Đậu Sơn có hình dạng quả hơi dẹt (hình quả bí ngô thu nhỏ) hai mặt núm cuống và rốn quả đều lõm, các múi mọng căng hằn rõ ra cả vỏ ngoài, có mùi thơm đặc trưng ăn một lần sẽ nhớ mãi. Theo khảo sát và thống kê của phòng nông nghiệp huyện, toàn huyện hiện nay chỉ còn 17 cây ở xã Đan Thượng, các cây này cũng bị thoái hóa, thường xuyên bị sâu bệnh hại, năng suất chất lượng thấp. Trước thực trạng đó việc phục tráng, bảo tồn tiến đến phát triển nguồn gen quýt Đậu Sơn góp phần duy trì nguồn gen cây trồng bản địa quý, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cho cây trồng đặc sản địa phương. Qua đó tạo thương hiệu nông sản gắn liền với du lịch tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết.
Chính vì vậy Sở KH&CN đã báo cáo UBND tỉnh phê duyệt dự án khoa học “Nghiên cứu, bảo tồn, phục tráng giống quýt Đậu Sơn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Tài nguyên Thực vật - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện.
Dự án được phê duyệt với mục tiêu nghiên cứu, bảo tồn, phục tráng giống quýt Đậu Sơn, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ nhằm lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quý, đáp ứng nhu cầu giống sạch bệnh phục vụ việc nhân rộng ra sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Đánh giá được thực trạng sản xuất, tiềm năng phát triển và xây dựng được bộ dữ liệu về đặc điểm nông sinh học và đa dạng di truyền nguồn gen giống quýt Đậu Sơn; Phục tráng thành công giống quýt Đậu Sơn và tạo ra giống cây sạch bệnh S0 (6 - 9 cây), vườn cây S1 (20 - 30 cây/vườn) sạch bệnh chất lượng cao phục vụ công tác lưu giữ, nhân giống và 500 cây S2 sạch bệnh (được nhân giống vô tính từ cây S1) phục vụ mở rộng sản xuất; Hoàn thiện được bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống quýt Đậu Sơn và tập huấn kỹ thuật cho 30-50 người dân nhằm nắm vững kỹ thuật sản xuất giống quýt Đậu Sơn.
Sau thời gian 30 tháng triển khai dự án, đã tuyển chọn được 04 cây giống gốc, mang đầy đủ đặc tính di truyền, nông, sinh học của nguồn gen quýt Đậu Sơn. Tạo được 10 cây S0, 25 cây S1 và 500 cây S2 sạch bệnh, đây là thực liệu có giá trị trong bảo tồn và phục tráng giống quýt Đậu Sơn. Việc bảo tồn nguồn gen và nhân giống quýt Đậu Sơn sẽ góp phần nâng cao chất lượng cây quýt Đậu Sơn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân trồng quýt Đậu Sơn tại huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.
Tại hội nghị, Đơn vị chủ trì đã báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án trước Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh. Các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao quá trình thực hiện dự án khoa học của Trung tâm Tài nguyên Thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được so với thuyết minh và quyết định phê duyệt. Kết luận tại hội nghị, Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất đánh giá nghiệm thu kết quả của dự án xếp loại Đạt ./.
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0