Ngày 30/10/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu dự án nghiên cứu KH&CN cấp tỉnh “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi Hươu sao sinh sản và thương phẩm theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Công ty Cổ phần tư vấn - xây dựng và phát triển công nghệ (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) chủ trì thực hiện.
Hươu sao là loài vật nuôi có phổ thích nghi rộng, được đánh giá là loài vật dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trong thời gian qua, người dân tỉnh Phú Thọ đã được tiếp cận, tìm hiểu về hươu sao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tìm hiểu thực tế tại một số mô hình hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, chăn nuôi Hươu sao tại tỉnh Phú Thọ còn phát triển tự phát, manh mún tại một số hộ gia đình. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn hạn chế vì vậy, chăn nuôi hươu sao tại tỉnh chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh vốn có của nghề nuôi hươu sao. Các công nghệ sản xuất con giống, kiểm soát chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch cũng như xử lý chất thải chăn nuôi hầu như chưa được chú ý đến. Chưa có mô hình nuôi sinh sản và nuôi thương phẩm nào quy mô lớn.
Từ những thực tế trên việc thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nuôi hươu sao sinh sản và thương phẩm theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” nhằm tạo mô hình chăn nuôi hươu sao tạo con giống chất lượng, cải tạo đàn hươu trên địa bàn tỉnh góp phần làm đa dạng nguồn giống vật nuôi của tỉnh, cung cấp sản phẩm nhung hươu có chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi hươu sao. Bên cạnh đó sẽ phát triển thành mô hình điển hình, kiểu mẫu là nơi tham quan, học tập của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu nuôi hươu sao trong và ngoài tỉnh.
Thực hiện dự án với mục tiêu Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi hươu sao sinh sản và thương phẩm hướng an toàn sinh học nhằm chủ động nguồn cung cấp giống và từng bước chuyển giao, nhân rộng mô hình nuôi hươu sao cho người dân, góp phần phát triển đối tượng chăn nuôi mới có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: Dự án đã tiếp nhận chuyển giao và làm chủ 03 quy trình kỹ thuật chăn nuôi hươu sao và 2 Tiêu chuẩn cơ sở con giống; Xây dựng thành công mô hình nuôi hươu sao sinh sản: Quy mô 22 con bố mẹ (20 hươu cái, 2 hươu đực), tỷ lệ đẻ đạt > 95%, trọng lượng sơ sinh đạt > 3,5kg. Hươu con khỏe mạnh, không dị tật, tỷ lệ nuôi sống đạt > 95%; Xây dựng mô hình nuôi hươu sao thương phẩm: Quy mô 20 hươu đực (nuôi hươu lấy nhung), trọng lượng nhung đạt 0,5-0,7kg/lần cắt, sản lượng đạt 12 kg nhung/năm; Xây dựng Bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi hươu sao sinh sản và nuôi thương phẩm phù hợp điều kiện tỉnh Phú Thọ; Tập huấn chuyên sâu cho 05 kỹ thuật viên và tập huấn cho 100 lượt người dân.
Tại hội nghị, sau khi nghe đại diện cơ quan chủ trì báo cáo kết quả thực hiện dự án, các thành viên Hội đồng đã thảo luận và đánh giá: Dự án triển khai đã đạt được mục tiêu, công việc và sản phẩm đề ra. Tuy nhiên, sản phẩm nghiệm thu và báo cáo tổng kết cần chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của thành viên hội đồng đảm bảo bố cục báo cáo khoa học, logic, làm rõ hơn hiệu quả kinh tế trong báo cáo tổng hợp và phương án xử lý tài sản hình thành từ dự án.
Kết thúc hội nghị, các thành viên Hội đồng nhất trí nghiệm thu Dự án và đánh giá kết quả triển khai dự án xếp loại Đạt./.
Nguyễn Vượng
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0