Ngày 04/4/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu dự án KH&CN “Ứng dụng công nghệ cắt Plasma CNC để xây dựng mô hình gia công một số sản phẩm cơ khí chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện. Ông Đỗ Xuân Hoàn - Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị.
Ông Đỗ Xuân Hoàn – Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu
Với mục tiêu xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ cắt Plasma CNS gia công một số sản phẩm cơ khí có chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Sau khi dự án được phê duyệt, đơn vị chủ trì và nhóm thực hiện dự án đã triển khai và hoàn thành được các mục tiêu, nội dung công việc đề ra cụ thể như sau: Dự án đã khảo sát bổ sung thông tin về thực trạng ứng dụng công nghệ cắt Plasma CNC và nhu cầu ứng dụng công nghệ tại các xưởng sản xuất cơ khí trên địa bàn thành phố Việt Trì và các huyện lân cận; Tổ chức lựa chọn công nghệ thiết bị, tiếp nhận các quy trình công nghệ sản xuất và xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ cắt Plasma CNC tạo hình các sản phẩm cơ khí chất lượng cao với tốc độ di chuyển không tải 25.000 mm/phút. Bước đầu, đã gia công được trên 100 bộ sản phẩm hoàn thiện bằng công nghệ cắt Plasma CNC độ dày từ 6-10mm; Bên cạnh đó, dự án cũng đã tập huấn kỹ thuật cho 30 cán bộ và công nhân làm chủ được công nghệ thiết bị; Tổ chức hội thảo phổ biến công nghệ, mô hình dự án cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cơ khí, xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Đơn vị chủ trì trình bày kết quả thực hiện dự án tại Hội nghị
Tại hội nghị, sau khi nghe đại diện cơ quan chủ trì báo cáo kết quả thực hiện dự án, các thành viên Hội đồng đã thảo luận và đánh giá: Dự án đã được triển khai đạt so với mục tiêu, yêu cầu về số lượng, chất lượng nội dung công việc và sản phẩm của Dự án theo Hợp đồng đã ký kết giữa cơ quan quản lý và đơn vị chủ trì. Tuy nhiên, sản phẩm nghiệm thu và báo cáo tổng kết cần chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của thành viên hội đồng đảm bảo khoa học, logic. Trong đó, tập trung đánh giá sâu hơn về báo cáo khảo sát, làm rõ hơn quy trình vận hành sản xuất và hiệu quả kinh tế của dự án.
Kết thúc hội nghị, các thành viên Hội đồng nhất trí nghiệm thu Dự án và đánh giá kết quả triển khai dự án xếp loại Đạt./.
Nguyễn Vượng
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0