Sáng ngày 19/6, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá nghiệm thu dự án KH&CN cấp tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án: Xây dựng mô hình trồng, sơ chế dược liệu Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) và Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.) theo hướng GACP - WHO tại xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trường cao đẳng Y Dược Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Mục tiêu triển khai của dự án là xây dựng được vùng trồng tập trung dược liệu Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng theo hướng GACP - WHO góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân. Tiếp nhận, chuyển giao và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế dược liệu cho các cán bộ và người dân. Đề xuất nhân rộng mô hình, tạo vùng chuyên canh dược liệu Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng trên địa bàn thành phố Việt Trì và tỉnh Phú Thọ.
Kết quả của dự án đã đạt được theo đúng thuyết minh được phê duyệt. Dự án đã tiếp nhận chuyển giao được 02 quy trình công nghệ ươm, trồng, sơ chế cây Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng theo hướng GACP - WHO; hoàn thiện được quy trình kỹ thuật ươm, trồng và chế biến dược liệu Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng phù hợp điều kiện tỉnh Phú Thọ; dự án đã xây dựng được 01 vườn ươm, nhân giống cây dược liệu đạt tiêu chuẩn với quy mô 200 m2, công suất 2000 cây giống Náng hoa trắng và 2000 cây giống Trinh nữ hoàng cung; xây dựng được mô hình trồng cây Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng theo hướng GACP – WHO với quy mô 01ha/loài; xây dựng được mô hình sơ chế, bảo quản Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng phục vụ sản phẩm thương mại, xác định hàm lượng alkaloid toàn phần của sản phẩm dược liệu; đào tạo và chuyển giao quy trình kỹ thuật cho 10 kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật cho 150 lượt người dân.
Kết quả của dự án được Hội đồng khoa học đánh giá cao. Dự án đã cung cấp nguồn giống, nguồn dược liệu an toàn, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam.
Ngọc Lan
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phú Thọ, giai đoạn 2020 – 2024 đã có 123 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được phê duyệt thực hiện với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước hơn 87 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa (đối ứng của các cơ quan chủ trì, doanh nghiệp, người dân) hơn 67 tỷ đồng.