Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: Tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể “ Cá chép đỏ Thuỷ Trầm” xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Dự án do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì thực hiện.
Dự án được triển khai trong 2 năm đã hoàn thành các nội dung và mục tiêu theo thuyết minh được phê duyệt. Dự án đã xây dựng hệ thống hồ sơ, quy chế, quy trình quản lý và sử dụng nhãn hiệu “Cá chép đỏ Thuỷ Trầm” và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu Tập thể. Các quy chế, quy trình được xây dựng đảm bảo các tiêu chí đề ra, phù hợp với sản phẩm “Cá chép đỏ Thuỷ Trầm” và trình độ quản lý của Hợp tác xã. Hệ thống bao bì, nhãn mác được các thành viên chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và người dân đón nhận và có phản hồi rất tốt. Kết quả của dự án là điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển sản xuất cá chép đỏ Thuỷ Trầm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.
Việc xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Cá chép đỏ Thuỷ Trầm” cho sản phẩm Cá chép làng nghề Thuỷ Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mặt khác góp phần nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngọc Lan
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0