Ngày 26/3/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã thành lập Hội đồng nghiệm thu dự án KHCN “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp gối bằng viên Bồng cốt đan trên lâm sàng, cận lâm sàng tại một số cơ sở khám chữa bệnh tỉnh Phú Thọ”
Thoái hoá khớp (THK) là một bệnh lý mạn tính bao gồm tổn thương sụn khớp là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bao gồm không dùng thuốc và có dùng thuốc, trong đó có sản phẩm Bồng cốt đan (BCĐ). Sản phẩm BCĐ đã được Bộ y tế xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 23761/2016/ATTP- XNCB. Là viên nang có tác dụng trừ phong hàn thấp, thanh nhiệt, hành khí hoạt huyết, bổ can thận, chỉ thống. Điều trị các triệu chứng đau nhức xương khớp, giảm triệu chứng viêm khớp cấp, mãn tính, đau lưng, đau cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau mỏi vai gáy. Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa các khớp xương.
Nhằm góp phần cung cấp những bằng chứng khoa học cho phác đồ kết hợp BCĐ và bài tập vận động khớp gối trong điều trị giảm đau đối với bệnh lý cơ xương khớp. Ngày 16/4/2018, UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt triển khai dự án“Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp gối bằng viên Bồng cốt đan trên lâm sàng, cận lâm sàng tại một số cơ sở khám chữa bệnh tỉnh Phú Thọ” do Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Mục tiêu của dự án là Xây dựng và hoàn thiện quy trình điều trị thoái hoá khớp gối kết hợp y học hiện đại của sản phẩm BCĐ trên lâm sàng và cận lâm sàng; Triển khai thực nghiệm quy trình điều trị thoái hoá khớp gối kết hợp y học hiện đại của sản phẩm BCĐ trên lâm sàng, cận lâm sàng tại 04 cơ sở khám chữa bệnh tỉnh Phú Thọ và đề xuất kiến nghị sử dụng.
Để đạt được các mục tiêu trên, dự án đã tiến hành Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng bệnh và điều trị bệnh THK gối tại một số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Tiến hành thực nghiệm quy trình và hiệu quả điều trị THK gối kết hợp YHHĐ của viên BCĐ trên lâm sàng, cận lâm sàng; Từ đó đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị THK gối kết hợp y học hiện đại của viên BCĐ trên lâm sàng, cận lâm sàng.
Sau hai năm triển khai, với sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu, cùng sự giúp đỡ của các đơn vị phối hợp, các nội dung công việc và sản phẩm của dự án đã được hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng và theo đúng thuyết minh được duyệt. Đánh giá về hiệu quả hỗ trợ điều trị THK gối bằng viên BCĐ trên lâm sàng, cận lâm sàng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm quy trình điều trị đối với 600 bệnh nhân (300 bệnh nhân nhóm NC dùng viên BCĐ kết hợp YHHĐ và 300 bệnh nhân nhóm chứng dùng chỉ YHHĐ), hoàn thành theo dõi ở thời điểm 10 ngày và 30 ngày sau điều trị. Kết quả đánh giá như sau:
Nhóm có dùng BCĐ kết hợp YHHĐ có tác dụng giảm rõ các triệu chứng cơ năng và thực thể của THG gối so trước khi can thiệp điều trị và so nhóm chứng, rõ và có ý nghĩa sau 30 ngày điều trị.
- Đau khớp gối: Nhóm dùng BCĐ có tác dụng giảm đau hơn so với không dùng và CSHQ đạt 48.88%.
- Sưng khớp gối: Nhóm dùng BCĐ có tác dụng giảm sưng hơn so với nhóm không dùng và CSHQ được 88.51%.
- Cứng khớp: Nhóm dùng BCĐ có tác dụng giảm cứng khớp hơn so với nhóm không dùng và CSHQ được 62.9%.
- Lục khục khi cử động khớp: Nhóm dùng BCĐ có tác dụng giảm Lục khục khi cử động khớp hơn so với nhóm không dùng và CSHQ được 51.33%.
- Hạn chế tầm vận động: Nhóm dùng BCĐ có tác dụng giảm hạn chế tầm vận động khớp gối gấp hơn so với nhóm không dùng và CSHQ được 73.5%.
- Thử sức cơ tứ đầu đùi: Nhóm dùng BCĐ có tác dụng giảm tỷ lệ cơ co thực hiện được tầm hoạt động và thắng được trọng lực chi thể, thắng sức cản trở vừa phải từ bên ngoài (bậc 4) và số điểm trung bình đều được tăng lên và cao hơn nhóm chứng.
- Khả năng vận động khớp gối theo thang điểm WOMAC của chi dưới: Nhóm dùng BCĐ có tác dụng tăng tỷ lệ khả năng vận động khớp gối theo thang điểm WOMAC của chi dưới lên mức: thực hiện được dễ dàng tăng cao hơn so với nhóm không dùng và CSHQ được 22.76%.
- Chức năng vận động khớp gối theo thang điểm của Lesquesne: Nhóm dùng BCĐ có tác dụng tăng tỷ lệ khả năng vận động khớp gối theo Lequesne lên mức Nhẹ tăng cao hơn so so với nhóm không dùng.
- Lượng giá chức năng tổng quát khớp gối theo Lysholm: Nhóm dùng BCĐ có tác dụng tăng tỷ lệ chức năng tổng quát khớp gối theo Lysholm lên mức tốt tăng cao hơn so so với nhóm không dùng (89.7% % so với 79.7%), và điểm TB (90.5 % so với 86.6%).
- Ngủ được và dễ: tỷ lệ Ngủ được và dễ ở mức tốt tăng cao hơn so trước điều trị và so nhóm chứng ( từ 7.0% lên 29.7% so với từ 7.3% lên 21.7%).
- Về Tác dụng phụ trên cận lâm sàng và lâm sàng: Các chỉ số về huyết học, sinh hóa, tốc độ máu lắng không có sự thay đổi sau điều trị 10 và 30 ngày; BCĐ an toàn và không có tác dụng phụ trên lâm sàng.
Với những kết quả thực hiện nêu trên, nhóm nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu đánh giá rất cao trong công tác tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nội dung công việc của dự án của Bệnh viện Y dược cổ truyền và PHCN tỉnh. Hội đồng nhất chí thông qua nghiệm thu dự án và đánh giá kết quả thực hiện dự án xếp loại Đạt./.
Một vài hình ảnh tại Hội nghị:
Ông Đào Đình Quang - Giám đốc Bệnh viện YDCT&PHCN, chủ nhiệm dự án trình bày kết quả thực hiện dự án
Bà Phạm Thuỷ Phương - Giảng viên Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, trình bày chi tiết kết quả thực hiện các nội dung công việc dự án
Ông Phạm Công Khanh - PGĐ Sở KH&CN tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu kết luận Hội nghị
Chủ tịch Hội đồng tặng hoa chúc mừng nhóm nghiên cứu hoàn thành công việc dự án
Các thành viên Hội đồng chúc mừng kết quả đạt được của chủ nhiệm dự án
Nguyễn Vượng
Thực hiện Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 20/12/2022 của UBND tỉnh Nam Định về Xây dựng Hệ sinh thái Khởi nghiệp – Đổi mới sáng tạo tỉnh Nam Định giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành Nam năm 2024” (sau gọi tắt là Cuộc thi).
Các nhà khoa học đề xuất Nhà nước đầu tư đồng bộ hơn cho nghiên cứu khoa học, không chỉ đầu tư trang thiết bị hiện đại mà cần kèm theo việc đào tạo nghiên cứu viên có tay nghề cao, khát vọng sáng tạo...
Triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sinh sản, chăn nuôi và trồng, chế biến thức ăn nhằm phát triển bền vững đàn trâu hàng hóa tại tỉnh Phú Thọ”, thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025”.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ, phối hợp thực hiện công văn số 59/CV-CĐVC của Công Đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ về việc tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên tuyền 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm ngày mất của Người. Trang Thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ trân trọng giới thiệu toàn văn bản Đề cương tuyên truyền.
Thực hiện Kế hoạch số 47/ KH – LĐLĐ ngày 12/8/2024 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh về tổ chức Cuộc thi xây dựng sản phẩm truyền thông trên Video, clip về hoạt động Công đoàn tỉnh Phú Thọ - Năm 2024; Công văn số 260/CV-LĐLĐ ngày 14/8/2024 của Ban Thường vụ Liên đoàn đoàn Lao động tỉnh