Ngày 28/2, tại Hội trường Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá nghiệm thu kết quả đề tài: Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác, phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đề tài do Vườn Quốc gia Xuân Sơn chủ trì thực hiện. Thạc sĩ Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN làm Chủ tịch Hội đồng.
Các thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá kết quả đề tài nghiên cứu thực hiện
Cây chè Shan tuyết là một loài chè cổ điển hình, phân bổ tự nhiên trong rừng với số lượng hàng nghìn cây. Cây chè Shan tuyết được đồng bào người Dao, Mường nhân giống, gây trồng khi di cư đến sinh sống tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Đến nay, nhiều cây có đường kính 40-50cm, chiều cao 15-20m. Vườn Quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích hơn 15.000ha. Đặc biệt, chè Shan tuyết có búp to phủ lông tơ trắng; sau khi hái, chè được sao khô có màu trắng rất riêng; hương vị chè thơm ngát, vị thanh ngọt, đậm đà. Cây chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn hội tụ đầy đủ những đặc điểm này. Sản phẩm từ cây chè Shan tuyết ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn có giá trị, lợi thế cạnh tranh cao vì là vùng duy nhất tại tỉnh Phú Thọ phân bố giống chè cổ Shan tuyết, nhưng việc phát triển cây chè Shan tuyết tại đây có nhiều khó khăn, hạn chế: chủ yếu phát triển, thu hái tự nhiên, không được người dân chú ý chăm sóc, tạo tán; bảo tồn, khai thác sản phẩm từ cây chè chưa được quan tâm, kinh phí gần như không có; sản xuất, chế biến các sản phẩm chè Shan tuyết còn nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm kém, chưa tương xứng với tiềm năng; đường xa, khó khăn đi lại, tập quán sản xuất lạc hậu, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm hạn chế nên rất khó để kêu gọi, thu hút đầu tư... Từ thực tế này, Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã nghiên cứu thực hiện đề tài trên.
Mục tiêu chung của đề tài là quản lý, bảo tồn số cây chè Shan tuyết đặc trưng hiện có tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn nhằm duy trì tính đa dạng sinh học, đồng thời nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, khai thác, chế biến chè Shan tuyết nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật, từng bước khai khác phát huy giá trị, hiệu quả kinh tế của giống chè quý, đặc sản của tỉnh, góp phần xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ.
Sau 30 tháng nghiên cứu thực hiện, đề tài đã đặt được mục tiêu theo thuyết minh được phê duyệt. Đề tài đã điều tra được 1900 cây (tăng 900 cây so với dự kiến trong thuyết minh); lựa chọn cây chè Shan tuyết phục vụ nghiên cứu: 645 cây (tăng 45 cây so với thuyết minh) gồm 125 cây chè cổ và 520 cây chè 5 - 15 tuổi được đánh số sơn, gắn thẻ định vị GPS; bình tuyển và lựa chọn cây đầu dòng, đã được công nhận: 5 cây được đánh số sơn, gắn thẻ và định vị GPS; đã xây dựng và bố trí 3 thí nghiệm nghiên cứu gồm: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân hữu cơ, kỹ thuật đốn và kỹ thuật thu hái; Xây dựng thành công mô hình chăm sóc khai thác chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ; Xây dựng 01 bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, khai thác và chế biến sản phẩm chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ và in dưới dạng tờ rơi; Tập huấn kỹ thuật cho 50 người là cán bộ kỹ thuật, người dân địa phương,…
Tại Hội nghị, sau khi nghe cơ quan chủ trì trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài, các thành viên Hội đồng đã đánh giá cao những kết quả đạt được mà cơ quan chủ trì triển khai trong thời gian qua, đồng thời cũng yêu cầu cơ quan chủ trì chỉnh sửa một số nội dung theo ý kiến của các thành viên Hội đồng. Kết luận tại Hội nghị, Hội đồng nghiệm thu thống nhất đánh giá nghiệm thu dự án xếp loại Đạt./.
Ngọc Lan
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0