Ngày 28/02/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị văn hoá lịch sử của các ngôi nhà gỗ cổ tại làng cổ Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”. Đề tài được triển khai từ năm 2018 do Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Việt Trì chủ trì thực hiện.
Theo Quyết định phê duyệt, mục tiêu của đề tài là điều tra, khảo sát thực trạng quản lý, khai thác sử dụng các ngôi nhà gỗ cổ; hiện trạng và những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hoá của các ngôi nhà gỗ cổ tại làng cổ Hùng Lô; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá đồng thời xây dựng bộ tư liệu và thuyết minh về giá trị của các ngôi nhà gỗ cổ phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ.
Sau gần hai năm triển khai thực hiện, đề tài đã điều tra, khảo sát, đánh giá được giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của các ngôi nhà gỗ cổ tại làng cổ Hùng Lô. Các ngôi nhà gỗ cổ phần lớn được xây dựng trong giai đoạn cuối thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam (Triều đại Nhà Nguyễn)và trong quá trình xâm lược, đô hộ của thực dân Pháp (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), chủ nhân của các ngôi nhà này lúc bấy giờ hầu hết có chức sắc trong làng (Địa chủ, Chánh Tổng, Lý Trưởng, Phó lý, quản xã...) hoặc là những tiểu thương, trung nông giầu có.
Ngôi nhà gỗ cổ ở Hùng Lô thể hiện rõ nguyên tắc tổ chức “không gian sinh hoạt gia đình”. Từ cách sắp xếp không gian ở chính phụ, tổ chức sân vườn, cổng ngõ thể hiện sự quan tâm tới chức năng của ngôi nhà đối với đời sống của con người. Các ngôi nhà gỗ cổ ở Hùng Lô không chỉ là nơi cư trú mà còn có giá trị, chức năng kinh tế...ngoài gian thờ tự để ở, thì không gian khác dùng để chứa thóc, các sản phẩm nông nghiệp khác, phơi đồ, và là nơi để sản xuất những sản phẩm thủ công, nông nghiệp. Vườn được tận dụng tới tối đa để trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng cây lâu năm và cây cảnh. Ngoài ra, ngôi nhà gỗ cổ ở Hùng Lô có giá trị phát triển du lịch, phục vụ các đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan.
Tuy nhiên, những ngôi nhà gỗ cổ ở xã Hùng Lô đang đứng trước nguy cơ bị phá bỏ, phá vỡ cấu trúc không gian, kết cấu và giá trị vốn có của nó - dấu tích của một thời rực rỡ của “kẻ Xốm” sẽ bị lùi xa nếu không được bảo vệ. Do vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và khai thác giá trị của các ngôi nhà gỗ cổ phục vụ cho phát triển du lịch là vấn đề cần thiết và cấp bách. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp thiết thực, trong đó tập trung vào các giải pháp chính như sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về giá trị lịch sử, văn hóa của các ngôi nhà gỗ cổ tại xã Hùng Lô đến cấp quản lý, cộng đồng và khách du lịch, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong công tác bảo tồn các ngôi nhà gỗ cổ ở Hùng Lô.
Thứ hai: Tạo lập cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa của các ngôi nhà gỗ cổ xã Hùng Lô phục vụ cho phát triển du lịch.
Thứ ba:Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử,văn hóa của các ngôi nhà gỗ cổ tại xã Hùng Lô.
Thứ tư: Tổ chức đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ văn hóa, hướng dẫn viên, thuyết minh về các ngôi nhà gỗ cổ tại xã Hùng Lô nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các ngôi nhà gỗ cổ tại xã Hùng Lô.
Thứ năm: Xây dựng bộ tư liệu (hình ảnh, video, thuyết minh) về các ngôi nhà gỗ cổ phục vụ cho phát triển du lịch...làm công tác lưu trữ, bảo tồn những tư liệu về các ngôi nhà gỗ cổ.
Với những kết quả đạt được, đề tài sẽ tạo ra cơ sở lý luận và thực tiễn để các cấp quản lý ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của các nhà gỗ cổ xã Hùng Lô phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh nhà. Trên cơ sở đó, đề tài đã được Hội đồng khoa học đánh giá cao và xếp loại kết quả đề tài nghiên cứu xuất sắc./.
Nguyễn Vượng
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0