Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sinh sản, chăn nuôi và trồng, chế biến thức ăn nhằm phát triển bền vững đàn trâu hàng hóa tại tỉnh Phú Thọ”, thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025”. Hội đồng do ThS. Chu Thị Bích Thuỷ - PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ là Chủ tịch Hội đồng.
Dự án do Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường chủ trì thực hiện, được chuyển giao công nghệ bởi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi. Thời gian thực hiện từ 2021 - 2024.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện dự án, đơn vị chủ trì đã xây dựng được 04 mới hình ứng dụng kỹ thuật: mô hình nuôi trâu sinh sản tập trung trang trại quy mô 80 trâu cái sinh sản đạt 100% số với hợp đồng đã ký, số nghé lai đã sinh ra là 78 con; Mô hình chăn nuôi trâu sinh sản phân tán với 40 trâi cái sinh sản, 37 con nghé lai; Mô hình chăn nuôi trâu thương phẩm quy mô 40 con và mô hình trồng và chế biến thức ăn thô xanh 6,5ha cỏ VA 06 cho năng suất trung bình 254,4 - 258,3 tấn/ha/năm, ủ chua được 125 tấn vượt yêu cầu.
Ngoài ra, dự án đã chuyển giao được 06 quy trình kỹ thuật áp dụng trong chăn nuôi, tập huấn cho 10 kỹ thuật viên và 100 lượt hộ chăn nuôi về quy trình kỹ thuật.
Hội đồng khoa học đánh giá cao hồ sơ cũng như kết quả triển khai dự án. Dù quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do dịch COVID nhưng các sản phẩm đều đạt và vượt so với yêu cầu. Đây là cơ sở để Hội đồng đề xuất nghiệm thu cấp Nhà nước.
Dự án đã đem đến nhiều lợi ích cho vùng triển khai mô hình dự án và giúp người dân phát triển chăn nuôi bền vững.
Bích Hạnh
Sáng ngày 22/11, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu Dự án: “Xây dựng mô hình nuôi lợn nái sinh sản giống bản địa và nuôi thương phẩm con lai giữa giống lợn bản địa huyện Yên Lập với giống lợn Duroc theo hướng an toàn sinh học”. Dự án do Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Sơn Thủy chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Đỗ Xuân Hoàn - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).