Ngày Tiêu chuẩn Thế giới được đề xuất bởi 3 cơ quan phát triển các tiêu chuẩn lớn nhất thế giới và cam kết hợp tác dưới ngọn cờ của các tiêu chuẩn hợp tác Thế giới: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).
Tiêu chuẩn quốc tế đại diện cho quan điểm chung của các chuyên gia hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, từ các công ty năng lượng và năng lượng cho giao thông vận tải, hệ thống quản lý, biến đổi khí hậu, y tế, an toàn, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Họ tình nguyện mang những kiến thức của mình để phục vụ cho lợi ích công cộng, họ đến với nhau để tạo ra các tiêu chuẩn để từ đó cung cấp cho doanh nghiệp, chính phủ và xã hội với một nền tảng vững chắc cho sự thay đổi tích cực .
Những tiêu chuẩn quốc tế dành cho các sản phẩm và dịch vụ được xây dựng từ nền tảng chất lượng, sinh thái, an toàn, tin cậy, sự tương hỗ, hiệu suất và hiệu quả. Các tiêu chuẩn này hình thành nên tiêu chuẩn quốc tế cũng như mang đến cho các nhà sản xuất niềm tin vào khả năng của họ để vươn tầm tới thị trường toàn cầu với đầy đủ kiến thức thiết yếu giúp sản phẩm của họ sẽ cạnh tranh trên thế giới. Có được điều này bởi vì các tiêu chuẩn quốc tế mang đến sự tương hỗ, chính sự tương hỗ này tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô và đảm bảo rằng người sử dụng có thể có được các dịch vụ như nhau ở bất kỳ nơi nào họ đến. Chính vị vậy, các tiêu chuẩn quốc tế mang lại lợi ích như nhau cho khách hàng, nhà sản xuất và nhà phân phối. Quan trọng hơn, ở các quốc gia đang phát triển, điều này thúc đầy việc triển khai những sản phẩm và dịch vụ mới và khuyến khích phát triển kinh tế.
Tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng cho hiệu quả ngày càng tăng, hiệu quả biểu thị khả năng đạt được các mục tiêu đề ra bằng cách thực thi những quá trình phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng tối ưu so với sự lãng phí, chi phí hay kết quả không mong muốn tối thiểu . Tiêu chuẩn chứa đựng thực hành tốt nhất để đảm bảo đo lường, so sánh, làm gia tăng hiệu quả, giảm lãng phí, giúp các tổ chức vượt qua những thách thức trong bối cảnh môi trường kinh tế đầy cạnh tranh và phức tạp hiện nay.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của các tổ chức IEC, ISO và ITU nhấn mạnh rằng các tiêu chuẩn quốc tế tạo nên niềm tin toàn cầu: “Quả thực, một trong những mục tiêu cốt yếu của tiêu chuẩn hóa là mang đến niềm tin. Các hệ thống, sản phẩm và dịch vụ tiến hành theo đúng mong muốn của chúng ta bởi vì các yếu tố cần thiết đã được cụ thể hóa trong các tiêu chuẩn chất lượng”.
Các nước đã lồng ghép tiêu chuẩn quốc tế trong các chính sách và các quy định của họ có thể bảo vệ tốt hơn người dân của mình và cung cấp cho họ một sự lựa chọn lớn các sản phẩm chất lượng từ khắp nơi trên thế giới. Họ cũng cung cấp cho ngành công nghiệp cơ hội để thâm nhập thị trường mới, thúc đẩy nền kinh tế.
Việt Nam (đại diện là Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) tham gia ISO từ năm 1977 đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này. Việt Nam được bầu vào ban chấp hành của ISO năm 1996, đã tham gia hội đồng ISO trong 03 nhiệm kỳ: 1997 – 1998; 2002 – 2002; 2004 – 2005. Hiện tham gia với tư cách thành viên chính thức trong 13 Ban kỹ thuật và Tiểu ban Kỹ thuật của ISO, tham gia với tư cách thành viên quan sát trong 64 Ban kỹ thuật và Tiểu bản kỹ thuật của ISO và Ủy ban vật liệu chuẩn REMCO…
Kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10/2017, 3 tổ chức quốc tế: IEC, ISO, ITU đã phát đi thông điệp: Có đủ nước ngọt để sử dụng; có năng lượng sạch; có thể di chuyển một cách hiệu quả từ nơi này đến nơi khác; có cảm giác an toàn và an ninh là những hứa hẹn mà một thành phố hiện đại phải đáp ứng nếu như muốn chứng tỏ ưu thế và mang lại chất lượng cuộc sống tốt đẹp cho công dân của mình.
Việc xây dựng một thành phố thông minh là vấn đề không hề đơn giản. Mỗi thành phố phải đối mặt với những thách thức riêng và đòi hỏi phải kết hợp nhiều giải pháp. Tuy nhiên, có một mẫu số chung giúp đơn giản hóa nhiệm vụ này.
Các tiêu chuẩn quốc tế hỗ trợ việc phát triển các giải pháp được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của một thành phố nhất định. Chúng chứa đựng những kiến thức chuyên môn và thực tiễn tốt nhất và là những yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng và hiệu năng của sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, tiêu chuẩn cũng tạo ra sự tương thích giữa các công nghệ, giúp người dùng so sánh và lựa chọn giải pháp tốt nhất có sẵn.
Tiêu chuẩn cũng mở ra cánh cửa rộng hơn cho việc lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ. Chúng giúp tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới. Theo một cách tiếp cận hệ thống, tiêu chuẩn cho phép tích hợp các cấu trúc hoặc giải pháp từ các nhà cung cấp khác nhau.
Các tiêu chuẩn quốc tế giúp mọi thứ cùng hoạt động an toàn và trơn tru ở mọi cấp độ của thành phố. Tiêu chuẩn cung cấp nền tảng cho việc tiếp cận nguồn điện cũng như tất cả các thiết bị, hệ thống điện, điện tử. Tiêu chuẩn hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông từ đó cho phép thu thập, trao đổi và phân tích dữ liệu, bảo mật thông tin. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn quan trọng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống đô thị, bao gồm các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, giao thông thông minh, quản lý chất thải được cải thiện, xây dựng cộng đồng bền vững và nhiều hơn thế nữa.
Với tiêu chuẩn, chúng ta có thể từng bước làm cho các thành phố thông minh hơn. Các hòn đảo thông minh riêng lẻ có thể cùng phát triển và kết nối với nhau.
Thật tuyệt vời khi biết rằng các tiêu chuẩn quốc tế hỗ trợ cho sự phát triển đô thị thông minh một cách hiệu quả và toàn diện.
Nguyễn Việt Hà - Trưởng phòng TBT - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Phú Thọ
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.