Vào năm 2018 kính thiên văn không gian James Webb (JWST) của NASA sẽ bay vào không gian khám phá vũ trụ. Tuy nhiên, NASA không dừng lại ở đó mà bắt đầu đặt ra kế hoạch thám hiểm không gian lâu dài với hi vọng phát hiện ra sự sống ngoài hành tinh.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa mới tuyên bố rằng họ sẽ phát hiện ra người ngoài hành tinh trong vòng 20 năm tới. Để đạt được tham vọng này, NASA đang tiến hành xây dựng Kính viễn vọng không gian khẩu độ lớn công nghệ tiên tiến (Atlast) mới nhất. Đây là ý tưởng nghiên cứu của NASA dựa trên công nghệ chủ chốt của kính thiên văn Hubble và JWST nhằm trả lời những câu hỏi trong tầm nhìn 30 năm của cơ quan này.
Các nhà khoa học và kĩ sư tại Trung tâm Goddard Space Flight của NASA ở Greenbelt, Maryland hiện đang nghiên cứu các yêu cầu khoa học kĩ thuật và chi phí liên quan để xây dựng kính thiên văn Atlast. Atlast sẽ tận dụng những tiến bộ công nghệ tiên phong của kính thiên văn JWST, chẳng hạn như chuỗi gương lớn phân đoạn. Nó sẽ mang trọng trách kế nhiệm kính thiên văn Hubble.
TS Clampin cho biết một trong những ứng dụng hiện đang lên kế hoạch cho Atlast là khả năng phát hiện dấu hiệu của các hành tinh giống Trái đất tồn tại sự sống trong vùng lân cận với mặt trời. So với các kính thiên văn khác, Atlast có khả năng tiên tiến là xác định hóa chất có thể chỉ ra sự sống ở những thế giới xa xôi có kích cỡ giống Trái đất. Gương chính lớn của Atlast sẽ cho phép tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học khác.
Ngoài việc nghiên cứu sự hình thành các sao và thiên hà, Atlast có thể phân tích các ngôi sao trong thiên hà cách Trái Đất hơn 10 triệu năm ánh sáng và khu vực hình thành sao có kích cỡ 325 năm ánh sáng ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, đài quan sát Atlast sẽ hoạt động trên quỹ đạo Sun-Earth (L2), cách trái đất khoảng 1,5 triệu km, bên ngoài quỹ đạo của Mặt trăng, cùng với quỹ đạo chọn cho JWST.
Điều quan trọng nhất là Atlast sẽ phải mang theo một tấm gương chính rất lớn - thậm chí lớn hơn cả JWST, đó sẽ là gương phân đoạn lớn nhất từng sử dụng của NASA và có bề mặt hội tụ ánh sáng lớn hơn so với các kính thiên văn khác.
Atlast có khả năng hội tụ ánh sáng gấp mười bảy lần so với gương của kính thiên văn Hubble. Nó sẽ đạt được các mục tiêu khoa học quan trọng mà các đài quan sát trên mặt đất không thể thực hiện hoặc với bất kì nhiệm vụ không gian nào trong tương lai.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.