Trong 2 ngày 25, 26-3, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội thảo quốc gia “Tra cứu thông tin sáng chế dành cho Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC)” nhằm nâng cao kỹ năng khai thác thông tin sáng chế cho các cán bộ của viện nghiên cứu, trường đại học. 35 thành viên của mạng lưới TISC trên cả nước đã tham dự hội thảo.
Mạng lưới TISC được thành lập trên cơ sở dự án TISC do WIPO khởi xướng trên phạm vi toàn cầu vào năm 2009. Đến nay, 71 quốc gia đã ký thỏa thuận với WIPO để phát triển mạng lưới TISC quốc gia. Việt Nam là nước tham gia Dự án TISC nêu trên. Hiện, Cục SHTT đã mời được 35 thành viên tham gia mạng lưới TISC của Việt Nam, như: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, một số viện nghiên cứu, trường đại học khác...Trong năm 2019, Cục SHTT xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu cho các thành viên mạng lưới để trang bị kỹ năng tra cứu thông tin, tư vấn thủ tục xác lập quyền, thương mại hóa và chuyển giao công nghệ cho các nhà sáng chế trong trường đại học, viện nghiên cứu hoặc doanh nghiệp. Qua đó, giúp tăng số lượng sáng chế, thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại hóa tài sản trí tuệ.
Tại hội thảo, ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục SHTT cho rằng, số lượng sáng chế của người Việt Namvà sự gia tăng số lượng chuyển giao công nghệ là những đóng góp tích cực để cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01 và 02/NQ-CP năm 2019. Trong mạng lưới TISC Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là một trong những đơn vị nổi bật. Năm 2018, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có với 50 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, chiếm khoảng 8% số bằng sáng chế của Việt Nam. Kết quả này là nhờ Viện đã thúc đẩy các hoạt động hữu trí tuệ trong một thời gian dài.
PGS, TS Phan Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho rằng, tra cứu cơ sở dữ liệu của WIPO là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên môn bên cạnh kho tài liệu về công bố quốc tế. Việc duy trì đào tạo chuyên sâu cho cán bộ về SHTT là một trong những chủ trương của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng số lượng bằng SHTT của Viện thời gian tới.
Theo most.gov.vn
Ngày 07/12, tại Nhà luyện tập và thi đấu thể thao tỉnh Phú Thọ, Khối thi đua Văn hóa - Xã hội tổ chức giao lưu thể thao giữa các cơ quan, đơn vị trong khối. Với sự tham gia của gần 130 vận động viên đến từ 12 cơ quan, đơn vị trong Khối thi đua Văn hóa - Xã hội tỉnh Phú Thọ.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội đảng các cấp trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030 vừa được tổ chức ngày 4/12/2024.
Chuỗi sự kiện diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 26-28/11/2024) tại TP Hải Phòng với nhiều hoạt động gồm: Lễ khai mạc TECHFEST Việt Nam 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phẩm/dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam...
Nếu như cách đây hơn chục năm, Phú Thọ vẫn trong tốp các tỉnh khó khăn, còn tồn tại các vùng lõm, “vùng trắng” về sóng điện thoại di động cũng như nghèo về hạ tầng số, thì đến nay, tỉnh đang là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi số, nhất là sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng về hạ tầng số cùng những tiện ích đi kèm phục vụ Nhân dân.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua ba cuộc chuyển đổi lớn - công nghệ, xanh và trí tuệ nhân tạo (AI) - Việt Nam cũng không đứng ngoài dòng chảy đó. Đặc biệt, trong thời đại của chuyển đổi số, dữ liệu đã trở thành một tài nguyên quý giá và là yếu tố quyết định để quốc gia vươn mình phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình, khẳng định rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành cái nôi cung cấp tài năng công nghệ cho thế giới