Các đại biểu thực hiện nghi lễ gắn biển dây chuyền sản xuất sản phẩm Vi-CHLORINE tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì.
Ngày 13/5, Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì tổ chức Lễ khánh thành và gắn biển Dự án đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất chất khử trùng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản với công suất 9.000 tấn/năm (Vi-CHLORINE) hướng tới Kỷ niệm 63 năm thành ngày lập Công ty 19/5/1961 -19/5/2024 và Kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam 19/8/1969 - 19/8/2024.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải tặng lẵng hoa chúc mừng Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì.
Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Phú Cường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành và UBND thành phố Việt Trì.
Phó Giám đốc Sở KH&CN Chu Thị Bích Thủy tham dự tại buổi lễ
Dự án dây chuyền sản xuất Vi-CHLORINE của Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì được khởi công xây dựng tháng 11/2023 với tổng vốn đầu tư trên 210 tỷ đồng, công suất 9 nghìn tấn/năm và hiện đã đáp ứng khoảng 25% nhu cầu thị trường trong nước. Dự án sử dụng phương pháp Sodium để tối ưu hóa và cho chất lượng sản phẩm tốt nhất. Sau 5 tháng xây dựng và lắp đặt, dây chuyền sản xuất Vi-CHLORINE đã hoàn thành và đi vào sản xuất sớm hơn 80 ngày so với kế hoạch đề ra. Qua đó, không chỉ đáp ứng chế phẩm khử trùng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản trong nước mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tiếp tục khẳng định vị thế là cánh chim đầu đàn của ngành sản xuất Hóa chất tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Phú Cường và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng của Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì để hoàn thành dây chuyền công nghệ sản xuất chất khử trùng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản với công suất 9.000 tấn/năm. Đây là Dự án vừa đúng, vừa trúng, thể hiện được sự năng động, sáng tạo của Công ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất xanh trên thị trường.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải yêu cầu Công ty tiếp tục quản lý, vận hành và phát huy tối đa hiệu quả của Dự án, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất, khai thác và sử dụng hóa chất. Đồng thời, mong muốn Công ty tiếp tục phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm, đời sống cho người lao động, tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo công tác an sinh xã hội. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Hóa chất Việt Nam và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngay sau lễ khánh thành, các đại biểu thực hiện nghi lễ gắn biển và tham quan dây chuyền sản xuất sản phẩm Vi-CHLORINE tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì.
Ngọc Lan
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo).
Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) là bộ chỉ số tổng hợp duy nhất hiện nay cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương.
Việt Nam - quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động, theo CNN.'
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp