Hiệp hội bảo tàng khoa học thế giới (ASTC) được thành lập năm 1973 với nhiệm vụ liên kết các bảo tàng khoa học trên toàn thế giới, nhằm thúc đẩy quá trình giới thiệu gắn kết khoa học với công chúng. Thông qua hệ thống toàn cầu, ASTC hỗ trợ các bảo tàng khoa học trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, ASTC còn cung cấp nguồn tài nguyên kiến thức phong phú và dịch vụ tư vấn hiệu quả cho các thành viên của mình. Hiện nay, ASTC đã phát triển lớn mạnh với hơn 600 thành viên. Hàng năm, ASTC tổ chức hội nghị thường niên, tạo điều kiện và môi trường gặp gỡ cho tất cả thành viên của tổ chức để trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các vấn đề, đề tài mới phát sinh trong quá trình vận hành và hoạt động của mình. Với hơn 2000 đại biểu là các Chủ tịch, lãnh đạo của các bảo tàng khoa học trên thế giới, đây cũng là dịp để các thành viên mới tiếp xúc, lắng nghe các tư vấn từ phía các thành viên của ASTC nhằm có kế hoạch chu đáo, chuyên nghiệp cho các hoạch định tương lai của mình. Các buổi báo cáo, thảo luận và chia sẻ ở các hội nghị ASTC thường kéo dài 4-5 giờ đồng hồ nhằm bảo đảm thời gian cần thiết cho các trao đổi chi tiết, chuyên sâu và mang lại hiệu quả cao nhất. Hàng trăm báo cáo tham luận trải dài ở tất cả các chủ đề từ: chính sách, quản lý dành cho những nhà hoạch định, đến kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn dành cho đội ngũ nhân viên bảo tàng. Những kinh nghiệm được trình bày có thể giúp cho công tác định hướng dự án bảo tàng khoa học có hiệu quả. Bảo tàng không phải là nơi trưng bày Trước hết, khái niệm về bảo tàng khoa học tại các nước trên Thế giới không còn được hiểu là nơi trưng bày, trình diễn các hiện tượng khoa học. Một bảo tàng khoa học trong khái niệm hiện đại ngày nay phải là một nơi mang lại các trải nghiệm khoa học cho người tham quan. Trải nghiệm khoa học là một khái niệm bao quát tất cả những môi trường, ý tưởng, thực nghiệm, kinh nghiệm, nghiệp vụ…của những nhà khoa học, những nhả nghiên cứu. Bảo tàng khoa học sẽ là nơi giúp cho người tham quan có được cái nhìn sâu vào công việc của những nhà khoa học, thấy được cái đẹp của khoa học, của khám phá, suy nghĩ, tìm tòi và làm việc như một nhà khoa học… từ đó kích thích trí tưởng tượng, nuôi dưỡng đam mê và ước mơ cho người xem. Chính khái niệm này sẽ định hướng cho các bảo tàng khoa học hiện tại thay đổi các thiết kế trưng bày và chương trình hoạt động của mình cho phù hợp với nhu cầu của thời đại. Các bảo tàng mới nhờ đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí chuyển đổi vì ngay từ đầu đã được định hướng bởi một khái niệm hiện đại và bao quát nhất. Bào tàng phải được thiết kế đảm bảo tạo ấn tượng và rõ ràng về thông điệp truyền tải cho các đối tượng khách tham quan. Thiết kế một câu chuyện xuyên suốt để lồng vào các nội dung trưng bày, triển lãm, tương tác nhằm cuốn hút người xem, dẫn dắt họ vào một chương trình tham quan xuyên suốt không ngắt quãng. Những câu chuyện có thể được tìm thấy khắp nơi trong khoa học, những chủ đề nóng mà hầu như các bảo tàng đang quan tâm có thể là những trải nghiệm khoa học về sự phát triển của loài người và sinh giới tự nhiên, có thể là nhu cầu tìm hiểu, nhận biết và giải mã các bí ẩn khoa học của thiên nhiên, có thể là câu chuyện về sự phát triển của vũ trụ và thiên văn học… Bảo tàng khoa học - nơi nuôi dưỡng ước mơ nghiên cứu Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bảo tàng khoa học là nuôi dưỡng và phát triển các đam mê, ước mơ nghiên cứu khoa học cho thế hệ trẻ. Chính vì vậy, nhiệm vụ giáo dục bên ngoài nhà trường là một vấn đề nóng đang được các bảo tàng trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các bảo tàng mới vì thế cần phải chuẩn bị các nội dung làm việc, liên kết, hợp tác với các Viện, Trường, các câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên, học sinh, câu lạc bộ nghiên cứu chuyên nghiệp và nghiệp dư để nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu, từ đó xây dựng các chương trình chuyên biệt cho các đối tượng sinh viên, học sinh. Việc thu hút các đối tượng này đến bảo tàng không chỉ để tham quan mà còn là để học tập, nghiên cứu, làm các thí nghiệm bên ngoài nhà trường. Các bảo tàng khoa học hiện nay cho phép học sinh sinh viên tham gia công tác thiết kế, xây dựng các chương trình trưng bày, trình diễn nhằm kích thích trí sáng tạo và đam mê khoa học của học sinh. Các bảo tàng cũng có thể sử dụng các tài nguyên phong phú từ các bảo tàng bạn để xây dựng các chương trình chuyên đề cho bảo tàng của mình. Một trong những cách thức tiết kiệm trong việc làm mới mình mà các bảo tàng khoa học hiện nay đang thực hiện chính là việc tổ chức trưng bày các triển lãm chuyên đề nổi tiếng trên Thế giới trong một thời gian nhất định song song với các triển lãm cố định trong bảo tàng của mình. Khoa học là vô tận, muốn thiết kế một triển lãm về một chủ đề khoa học cần phải có rất nhiều kiến thức chuyên sâu về chủ đề đó. Do đó hiện nay có các nhóm công ty và bảo tàng chuyên ngành thường tập trung xây dựng, thiết kế các chủ đề trưng bày sở trường của họ như: các triển lãm về cơ thể người và động vật, các triển lãm về vật lý và toán học trong cuộc sống, sau đó trao đổi giữa các bảo tàng khoa học trong Hiệp hội để có thể mang lại những trải nghiệm mới cho khách tham quan của mình. Do đó, các bảo tàng mới đang hoạch định cần đưa yếu tố linh hoạt trong thiết kế không gian trưng bày nhằm có thể thay đổi theo định kỳ mô hình trưng bày của mình, từ đó tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân công… mà vẫn có thể đảm bảo tính mới liên tục trong quá trình vận hành của mình. Trong các thiết kế trưng bày của bảo tàng khoa học luôn chú trọng tính tương tác với khách tham quan. Tính tương tác có thể đến từ các mô hình thực nghiệm mà chính người tham quan là người trải nghiệm, hoặc từ các công nghệ thực tại ảo hiện đại…Tuy nhiên, một trong những thủ thuật được các bảo tàng ứng dụng khá nhiều ngày nay chính là yếu tố tranh đua trong các tương tác với khách tham quan. Các mô hình tương tác ngày nay ngoài việc tương tác một người còn cần phải chú ý đến tạo nên môi trường tương tác đồng thời nhiều người, hoặc người và máy tính giúp gia tăng tính kích thích trong lúc tham gia tương tác, mang lại nhiều thú vị cho người chơi. Vấn đề quan trọng nhất đối với các bảo tàng khoa học chính là kinh phí xây dựng và hoạt động. Cần phải có sự kết hợp giữa kinh phí vận động từ các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội với lợi nhuận từ hoạt động của bản thân bảo tàng mới là mô hình hoạt động hiệu quả nhất. Đây là những thông tin và kinh nghiệm hữu ích phục vụ thiết thực cho công tác nghiên cứu xây dựng bảo tàng khoa học ở Việt Nam trong thời gian tới.
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 do UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức nhằm tri ân công đức Tổ tiên, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Đây cũng là dịp giáo dục sâu sắc ý thức dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", ......
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất hàng loạt ưu đãi thuế hấp dẫn dành cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ chiến lược vào Việt Nam.
Ngày 13/3/2025, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 chủ trì hội nghị nghe các thành viên Ban tổ chức báo cáo công tác chuẩn bị, triển khai các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất hàng hóa nhập khẩu có mức độ rủi ro trung bình, thấp sẽ áp dụng biện pháp quản lý sau thông quan hoặc cho phép tự công bố hợp quy (hậu kiểm).
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội để bứt phá. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
PhuthoPortal - Theo báo cáo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số thành phần đánh giá về hoạt động chính quyền số của tỉnh Phú Thọ xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố (tăng 18 bậc so với năm 2022). Đây là kết quả khẳng định sự quyết tâm mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nhằm đổi mới căn bản, toàn diện ......