Trong sự kiện giới thiệu Windows 10 vào ngày 21/1/2015, Microsoft đã làm toàn bộ giới công nghệ và truyền thông choáng ngợp khi giới thiệu kính Hololens, sản phẩm giúp cho người sử dụng có thể xây dựng ‘thực tế ảo’ dễ dàng, thực nhất và hứa hẹn sẽ được áp dụng vào thực tế theo cách tối ưu nhất để xây dựng, cải tạo cuộc sống và khám phá khoa học.
Microsoft Hololens là một thiết bị không dây, không đòi hỏi bất kỳ một thiết bị phụ trợ nào khác như máy tính, điện thoại, màn hình. Đây là một thiết bị có bộ cảm biến tiên tiến, rất nhẹ và là thiết bị có thể hoạt động phù hợp với tất cả kích cỡ đầu của mọi người. Được xây dựng bộ âm thanh nổi cài đặt sẵn trong kính, kính giúp người sử dụng nghe được âm thanh thực tế ảo, dù trong phòng có thể có nhiều độ nhiễu âm thanh khác biệt.
Và sau đây là một vài ứng dụng cụ thể mà Microsoft Hololens có thể hỗ trợ trong các công việc từ khó khăn đến bình thường theo phương thức hoàn toàn mới, dễ dàng và tiết kiệm hơn hẳn.
1. Khám phá ngoài thiết bị thực
Người dùng có thể đưa các thiết kế và bản vẽ dự kiến áp lên vật thể có thực để xem xét xem việc xây dựng các lớp thiết kế và đưa các thiết kế này vào quy trình sản xuất thực tiễn. Trong hình là nhà thiết kế đang thiết kế lớp vỏ cho chiếc xe mô tô, với lớp vỏ là “thực tế ảo” và mô tô là “thực tế thật sự”… Chúng ta có thể thay đổi và “cảm nhận” các lớp vỏ này một cách khách quan nhất, thật nhất. Việc làm này tiết kiệm hẳn đi các chi phí gia công, lắp đặt - một việc làm đòi hỏi khá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trước kia.
2. Xem thông tin ngoài màn hình
Biết được thêm thông tin trong thời đại IoT là điều vô cùng cần thiết. Microsoft Hololens sẽ là một bàn đồng hành thực sự “thông thái” để giúp người dùng luôn nắm bắt mọi chi tiết cập nhật nhất về các thiết bị trong hệ sinh thái vật lý xung quanh. Từ thời tiết, địa điểm nơi ở, hay của cuộc đấu bóng đá đang diễn ra trực tiếp trên màn hình, công thức nấu ăn trong lò nướng, hay những việc trong danh sách cần phải làm…
3. Thực tế “mới”
Xây dựng và tương tác trong không gian 3 chiều, cảm nhận quá trình này là một việc hết sức mới mẻ. Nhưng Microsoft Hololens có thể giúp người dùng biến các công tác khó khăn này thành hiện thực một cách “thật như thực tế”. Trong hình là chuyên gia đang xây dựng kiến trúc nhà ở và dựng đồ hình đó trong “hiện thực ảo” trước khi chuyển đổi thành bản vẽ thiết kế và xây dựng thực tế.
4. Dạy học
Quá trình dạy học và thực nghiệm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu được trợ giúp của kính Microsoft Hololens thông qua “thực nghiệm thật” với những hướng dẫn chủ động và rất rõ ràng trên “thực tế ảo”. Trong hình là học sinh và việc lắp đặt đường ống dẫn nước với các hướng dẫn cụ thể từ người cha cho thiết bị con gái đang cầm trên tay..
5. Cộng tác
Khám phá những địa điểm hiểm trở, khắc nghiệt về thời tiết, địa hình là việc không hề đơn giản và đòi hỏi quá nhiều những thiết bị tối tân, chi phí đắt đỏ. Microsoft Hololens cùng việc xây dựng thực tế ảo sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu những thao tác khó khăn và mạo hiểm này.
Còn rất nhiều những công tác khác mà kính Microsoft Hololens có thể đồng hành và giúp chuyển đổi, xây dựng thế giới theo nhiều cách tích cực hơn..
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.