Tham dự Lễ khai mạc có Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc; Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Lê Xuân Định; Tổng Biên tập Tạp chí Tia sáng, đồng thời là Phó trưởng Ban tổ chức ngày hội STEM Phan Trần Lê; cùng sự có mặt của lãnh đạo của các đơn vị đồng tổ chức, lãnh đạo các cơ quan quản lý về KH&CN, các đơn vị giáo dục STEM, các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, đại diện các giáo viên, phụ huỵnh, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí và đặc biệt là các em học sinh các trường tiểu học và trung học tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc đã có đôi lời chia sẻ với các em học sinh về lịch sử hình thành của chương trình giáo dục STEM - một mô hình giáo dục hiện đại đã được triển khai tại các nước châu Âu, Mỹ, trong đó giảng dạy tích hợp bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, theo nguyên tắc giảng dạy thông qua thực hành, trên những thí nghiệm thiết thực và sinh động có thể ứng dụng ngay trong thực tiễn hàng ngày. Thứ trưởng cho biết: “Đây là cơ hội cho các nhà quản lý KH&CN, giáo dục - đào tạo, nhà trường, giáo viên tiếp cận phương pháp dạy và học tiên tiến, học và hành hướng tới từng học sinh. Đặc biệt, đây là hoạt động rất bổ ích hỗ trợ cho học sinh và phụ huynh trong phương thức đào tạo, giáo dục trang bị kiến thức và kỹ năng sống để học sinh có thể phát triển ý tưởng sáng tạo và được hướng nghiệp ngay từ tuổi học trò’. Đặc biệt, Thứ trưởng hy vọng Ngày hội STEM sẽ trở thành một mô hình được nhiều người ủng hộ và sẽ được triển khai rộng khắp tại nhiều địa phương của cả nước.
Ngày hội STEM năm nay có chủ đề Cỗ máy thời gian, là một cơ hội đưa các em học sinh tham gia vào một chuyến du hành trải nghiệm các bước tiến khoa học qua các thời kỳ lịch sử. Nội dung bao gồm các thí nghiệm, các phần thực hành đưa các em học sinh vào hành trình từ quá khứ đến tương lai, tương ứng với các sự kiện khoa học lớn xảy ra vào mỗi thời kỳ lịch sử của nhân loại. Các bài học trong lớp đều được thiết kế ở dạng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo tiêu chuẩn giáo dục STEM.
Tại Ngày hội, các em học sinh được giới thiệu, hướng dẫn tìm hiểu về hệ mặt trời, lắp ráp mô hình robot, trực tiếp quan sát các tiêu bản động, thực vật, tham gia các câu chuyện khám phá về vương quốc tí hon, tìm hiểu về quá trình phát minh ra chiếc kính hiển vi kỳ diệu, thực hành các thí nghiệm kỳ bí của tên lửa, thực hành mô hình máy bắn đá, một công cụ chiến tranh thời cổ đại, tìm hiểu về “đặc vụ nam châm” - được mệnh danh là “sát thủ của kim loại”,... cùng rất nhiều hoạt động sáng tạo thú vị khác.
Đến với Ngày hội STEM, bạn Phúc Minh, học sinh trường Tiểu học Xuân Nộn cho biết: “Con rất thích tham gia lớp học chủ đề về: Toán học và kiến trúc - Xây cầu gỗ với những bài học trực quan thú vị và bổ ích. Thông qua lớp học này, con đã biết thêm được nhiều thông tin bổ ích cũng như có được câu trả lời cho những thắc mắc trước đây, ví dụ như: sức tải của cây cầu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cầu nặng, cầu nhẹ, cây cầu nào có sức chịu tải lớn hơn? Đặc biệt là con được tham gia trải nghiệm thực hành xây cầu gỗ. Con mong muốn sau này có thể góp chút công sức nhỏ bé, cùng chung sức xây cây cầu gỗ cho các bạn nhỏ đang gặp khó khăn khi hàng ngày phải vượt sông đi học”.
Ban tổ chức hy vọng, thông qua Ngày hội STEM lần này tại Hà Nội, sự kiện sẽ tiếp tục đem niềm vui, niềm đam mê khoa học đến với nhiều em học sinh, đồng thời đem nhận thức mới đến nhiều bậc phụ huynh và các thầy cô cũng như góp phần từng bước đưa giáo dục STEM vào trong từng cơ sở giáo dục, hình thành những câu lạc bộ STEM tại các trường.
Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Ngày hội STEM
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028