Khuyến khích thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
Thông tư quy định, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của tổ chức. Khuyến khích thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định.
Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại tổ chức KH&CN công lập. Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề quan trọng của đơn vị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản lý.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Số lượng, cơ cấu, thành phần của Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định cụ thể trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, đặc thù của tổ chức KH&CN công lập. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý không quá 05 năm.
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết. Hội đồng quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng thẩm quyền. Văn bản của Hội đồng quản lý ban hành được sử dụng con dấu của tổ chức KH&CN công lập và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 03 tháng một lần. Hội đồng quản lý họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức KH&CN công lập hoặc theo ý kiến của 3/4 tổng số thành viên Hội đồng quản lý.
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý điều hành cuộc họp (khi Chủ tịch ủy quyền).
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý có thể mời đại diện một số cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập tham dự cuộc họp của Hội đồng quản lý để tham khảo ý kiến. Đại diện được mời dự họp Hội đồng quản lý không có quyền biểu quyết.
Chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định căn cứ vào yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật, các thành viên khác của Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Thông tư này hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2022.
Theo baochinhphu.vn
Ngày 24/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chuyển đổi xanh – Cơ hội và giải pháp đối với tỉnh Phú Thọ”.
Sáng ngày 23/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai các nội dung phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Hoàng Phương chủ trì Hội nghị.
Ngày 17/6/2025, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất hệ thống giải pháp và xây dựng mô hình tổ chức quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình khu vực nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn ở tỉnh Phú Thọ” do Viện Kinh tế Việt Nam chủ trì thực hiện.
Ngày 17/6, Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ đã tổ chức hội thảo khoa học “Gắn kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp”.
Bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội đề nghị luật hóa điều kiện về "chấp nhận rủi ro", để trở thành điểm tựa vững chắc cho nhà khoa học yên tâm cống hiến.
Thủ tướng cho biết sẽ dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng để đảm bảo bố trí ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Liên kết trang
0
2
0