Ngày 25/6/2018 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Thu hút và chuyển giao công nghệ trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Đây là một sự kiện trong khuôn khổ các hoạt động tổng kết 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương là đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện của các cơ quan: Ban kinh tế Trung ương; Ủy ban khoa học và công nghệ của Quốc hội; Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; các Bộ, ngành có liên quan; Đại diện UBND, Cơ quan đăng ký đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ của một số địa phương như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai; các Hiệp hội trong và ngoài nước và một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thế Phương đã nêu lên tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và đánh giá khu vực này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế đất nước, là khu vực phát triển năng động, ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời ông Nguyễn Thế Phương cũng khẳng định chuyển giao công nghệ được coi như một tất yếu khách quan đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là nước đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được coi là có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua 30 năm đổi mới và phát triển, chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù chưa đạt được như kỳ vọng nhưng đã đóng vai trò quan trọng đối với việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ quốc gia, không chỉ trong giai đoạn vừa qua mà còn vào thời điểm hiện nay và trong giai đoạn 2020-2025.
Hội thảo tập trung vào 3 nội dung quan trọng, đó là: (i) thực trạng thu hút và chuyển giao công nghệ trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN; (ii) Kinh nghiệm quốc tế về thu hút và chuyển giao công nghệ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; (iii) Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút chuyển giao công nghệ qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các đại biểu tham luận là đại diện của cơ quan liên quan đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, khối doanh nghiệp ĐTNN và doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ. Ngoài những kết quả đạt được trong thu hút chuyển giao công nghệ qua ĐTNN, các tham luận cũng như ý kiến trao đổi, thảo luận tập trung vào những hạn chế, bất cập trong chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như tác động lan tỏa công nghệ từ khu vực ĐTNN sang khu vực doanh nghiệp trong nước, tác động liên kết giữa doanh nghiệp ĐTNN và doanh nghiệp trong nước, cách thức học hỏi để xây dựng năng lực công nghệ của doanh nghiệp, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, đại diện của Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã nêu một số kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này. Về phía doanh nghiệp, đại diện của Công ty TOYOTA Việt Nam, Tập đoàn GOLDSUN và Công ty HONDA Việt Nam cũng đã tham luận, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam đối với phát triển đất nước trong 30 năm qua và Thứ trưởng cũng nhấn mạnh đến đóng góp của chuyển giao công nghệ qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, góp phần nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của một số ngành, lĩnh vực trong thời gian qua. Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng đã thay mặt Bộ Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp, chia sẻ tâm huyết của các đại biểu và hai cơ quan xin tiếp thu, tổng hợp, nghiên cứu những ý kiến đánh giá, góp ý để phục vụ cho báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong 30 năm qua./.
Tháng hành động năm 2025: “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến đến hơn 21.000 điểm cầu Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và điểm cầu cấp huyện, cấp xã trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Chiều 14/4, tại Tỉnh uỷ Phú Thọ, Thường trực Tỉnh uỷ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình đã họp thống nhất triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 13 khai mạc sáng 10/4, dự kiến kéo dài ba ngày để thảo luận hai nhóm nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính và chuẩn bị đại hội 14.
Ngày 25/3/2025, Tỉnh ủy Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 148/KH-TU về việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
PhuthoPortal - Ngày 4/4/2025, đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Phú Thọ chủ trì hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai một số nội dung trong thời gian tới.
Liên kết trang
0
1
0