Trong chuỗi chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 12 năm 2016, sáng 7/7/2016, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Hội Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam, Pháp) phối hợp với các đơn vị quốc tế liên quan, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hội thảo quốc tế “Khoa học cơ bản và xã hội” và lễ kỷ niệm 50 năm Hội “Gặp gỡ Moriond” - sự kiện đánh dấu ngày đầu tiên các nhà vật lý trẻ gặp gỡ tại Moriond (Pháp) năm 1966 (do GS Trần Thanh Vân khởi xướng). Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tới dự và phát biểu tại sự kiện này.
Hội thảo còn có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, GS Ngô Bảo Châu, GS Trần Thanh Vân, GS Lê Kim Ngọc và 5 nhà Nobel Vật lý, Hóa học, Kinh tế và Hòa bình (GS David Gross - Nobel Vật lý 2004, GS Jerome Friedman - Nobel Vật lý 1990, GS Kurt Wüthrich - Nobel Hóa học 2002, GS Jean Jouzel - Nobel Hòa bình 2007 và GS Finn Kydland - Nobel Kinh tế 2004) cùng 250 nhà khoa học trong và ngoài nước.
Tại Hội thảo quốc tế “Khoa học cơ bản và xã hội xoay quanh chủ đề", các đại biểu đã tập trung thảo luận về các chủ đề chính như tầm quan trọng của theo đuổi khoa học cơ bản ở các nước mới nổi; chuyên đề khoa học cơ bản và sự phát triển bền vững; nghiên cứu cơ bản và hòa bình; nghiên cứu cơ bản và khí hậu; nghiên cứu cơ bản và sức khỏe; nghiên cứu cơ bản và sự giáo dục cơ bản toàn cầu, kiến thức và công nghệ; chuyên đề nghiên cứu cơ bản, mở cửa đổi mới và hợp tác quốc tế…
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao các hoạt động của Hội Gặp gỡ Việt Nam, kể từ khi thành lập đến nay đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt có rất nhiều nhà khoa học đoạt giải thưởng Nobel đến Việt Nam, đưa khoa học tiên tiến trên thế giới đến với Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn thực hiện cam kết và chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng và tỉnh Bình Định tạo mọi điều kiện để Hội Gặp gỡ Việt Nam tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; cũng như tăng cường hỗ trợ đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho xây dựng Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tại tỉnh Bình Định.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Việt Nam rất quan tâm tới sự phát triển của nền khoa học nói chung và khoa học cơ bản nói riêng. Cụ thể, sau khi Việt Nam giành được nền độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi các nhà tri thức yêu nước đang sinh sống ở nước ngoài về nước, cũng như cử rất nhiều cán bộ sang học tập và nghiên cứu khoa học ở nước ngoài để về phục vụ đất nước.
Kể từ sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã tăng đầu tư gấp hơn 30 lần so với trước đó để phát triển khoa học và công nghệ. Việt Nam cũng đã thành lập các giải thưởng Nhà nước như Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Chính vì vậy khoa học và công nghệ của Việt Nam ngày càng phát triển và vươn lên cùng các nước trên thế giới.
Phó Thủ tướng cho biết: "Ngày càng nhiều chương trình, hoạt động nhằm khơi dậy niềm đam mê khoa học của con trẻ, giới trẻ. Tôi đã có dịp tham dự Ngày hội STEM, được thấy ánh mắt long lanh, nụ cười hạnh phúc của em nhỏ. Đặc biệt, phụ huynh của các em cũng rất phấn khởi và nhiều người thậm chí có hành động giống trẻ em. Khoa học và Công nghệ nhất là công nghệ thông tin đang làm thay đổi thế giới. Không có khoa học cơ bản, không thể có những công nghệ như vậy. Chẳng hạn, GPS không thể có được nếu không có thuyết tương đối của Einstein. Tôi đã đọc ở đâu đó nhà vật lý Hà Lan Cashmier có nói: “Không có một tiến bộ nào của thế kỷ 20 mà không mắc nợ khoa học cơ bản”. Từ việc đảm bảo an ninh lương thực, tiến bộ y học để duy trì sự sống tới bảo vệ môi trường, tất cả đều dựa trên phát minh bắt nguồn từ khoa học cơ bản”.
Phó thủ tướng cho rằng, thành tựu khoa học là di sản chung của nhân loại, tham gia làm giàu cho di sản ấy là vinh dự và trách nhiệm của tất cả mọi quốc gia. Thế giới đang trước nhiều thách thức như xung đột, chiến tranh, môi trường bị tàn phá, các nhà khoa học và công trình khoa học có vai trò quan trọng trong kiến tạo hòa bình, giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đe dọa đến sự phát triển bền vững, tương lai hành tinh này.
Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, Hội thảo quốc tế “Khoa học cơ bản và xã hội” là chủ đề ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. Từ đó, chúng ta giải quyết được những thách thức của nhân loại như đói nghèo, bệnh dịch, năng lượng, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.
Theo Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, Hội thảo là dịp đề xuất những vấn đề liên quan tới khoa học cơ bản và xã hội ở các nước châu Á nói chung, đặc biệt ở các nước đang phát triển xung quanh Việt Nam với những chủ đề đặc thù của các nước này; tạo cơ hội để các nhà khoa học trao đổi với các nhà hoạch định chính sách và đại diện của khu vực kinh tế tư nhân về tầm quan trọng của khoa học đối với sự phát triển của xã hội.
Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến đến hơn 21.000 điểm cầu Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và điểm cầu cấp huyện, cấp xã trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Chiều 14/4, tại Tỉnh uỷ Phú Thọ, Thường trực Tỉnh uỷ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình đã họp thống nhất triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 13 khai mạc sáng 10/4, dự kiến kéo dài ba ngày để thảo luận hai nhóm nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính và chuẩn bị đại hội 14.
Ngày 25/3/2025, Tỉnh ủy Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 148/KH-TU về việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
PhuthoPortal - Ngày 4/4/2025, đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Phú Thọ chủ trì hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai một số nội dung trong thời gian tới.
Ngày 1/4/2025, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã tiếp đón ông Hà Hồng Bình (He Hongping), Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cùng đoàn công tác. Cuộc gặp gỡ nhằm thúc đẩy hợp tác KH&CN giữa hai quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số.