![]() |
Ngày 03/5/2019 tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (NASATI) phối hợp với Mạng lưới học thuật Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) sẽ tổ chức Hội thảo “Kết nối các nguồn lực thông tin KH&CN quốc tế phục vụ thương mại hoá kết quả nghiên cứu giữa trường đại học và doanh nghiệp”.
Ban tổ chức cho biết, Hội thảo sẽ có sự tham dự của TS. Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia; GS. Masaaki Tanaka, Đại học Tokyo, Nhật Bản; GS. Trần Đặng Xuân, Đại học Hiroshima, Nhật Bản; GS. Hồ Tú Bảo, Viện Nghiên cứu Toán Cao cấp Việt Nam; TS. Lê Hoài Quốc, Khu Công nghệ cao Sài Gòn; các nhà khoa học trẻ thuộc Mạng lưới học thuật Việt Nam tại Nhật Bản; lãnh đạo, đại diện cho các doanh nghiệp như Tập đoàn Vingroup, CMC, FPT, và Công ty Tiến Nông.
Trong bối cảnh hiện nay, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thông tin KH&CN luôn là yếu tố quan trọng phục vụ nghiên cứu khoa học và hoạch chính sách của đất nước. Do đó, Hội thảo được tổ chức với kỳ vọng tạo ra sự kết nối giữa các nhà khoa học của Nhật Bản với giới khoa học và các doanh nghiệp ở trong nước, phục vụ thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Nội dung của chương trình Hội thảo tập trung vào 4 chủ đề lớn gồm: Trí tuệ nhân tạo, Vi mạch, Thành phố thông minh và Nông nghiệp công nghệ cao.
Hội thảo cũng là dịp giới thiệu các nguồn lực về thông tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của một số tổ chức nghiên cứu tại Nhật Bản và Việt Nam, đồng thời công bố các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực chính là Trí tuệ nhân tạo, Thành phố thông minh và Nông nghiệp công nghệ cao của các nhà khoa học trẻ người Việt Nam đang làm việc và học tập tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty công nghệ tại Nhật Bản.
Hội thảo được kỳ vọng sẽ cung cấp các giải pháp hữu ích cho nhiều vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thông qua Hội thảo, Ban Tổ chức tin tưởng mối quan hệ hợp tác giữa Cục Thông tin KH&CN quốc gia với VANJ và các tập đoàn, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam sẽ có những bước tiến mới trong tương lai.
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0