Ngày 12/12/2019, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN thuộc Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Văn phòng đề án 844 – Bộ KH&CN tổ chức hội thảo “Hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST khu vực trung du miền núi phía Bắc – kế hoạch 2020” tại Hội trường nhà hàng budapest - phường Vân Phú - TP.Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Hội thảo nằm trong khuôn khổ triển khai nhiệm vụ thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
Tham dự hội thảo có hơn 250 đại biểu tham dự đến từ:
+ Các cơ quan Trung ương, như: Cục Phát triển thị trường KHCN; Văn phòng Đề án 844; Văn phòng Các chương trình KH&CN Quốc gia - Bộ KH&CN;
+ Đại diện các cơ quan, Sở ban ngành – Khối doanh nghiệp tư nhân – khối Giáo dục đào tạo, các nhóm khởi nghiệp, đại diện từ các tổ chức về khởi nghiệp tại Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Hoà Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình..., chuyên gia và đại diện từ các tổ chức khởi nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
Hệ sinh thái khởi nghiệp tại các vùng, địa phương trong thời gian qua đang có những bước tiến tích cực và nhận được sự ủng hộ, quan tâm.Theo số liệu thống kê của Google tại Trung du miền núi phía Bắc là Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang; tại đồng bằng Bắc Bộ là Hải Phòng, Hòa Bình, Bắc Ninh; tại Nam Bộ có Cần Thơ, Bình Dương, Bến Tre, Vĩnh Long; tại miền Trung có Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, những địa phương này đều nằm trong top 20 địa phận có tỉ lệ quan tâm đến cụm từ “khởi nghiệp” lớn nhất cả nước năm vừa rồi, là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực của địa phương thời gian nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại khu vực. Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng, từ năm 2019, hệ sinh thái khởi nghiệp tại các vùng, các địa phương cần được đẩy mạnh phát triển, hướng tới trở thành một cấu thành quan trọng trong hệ sinh thái quốc gia.
Mặc dù đã có nhiều hoạt động đáng kể tới ở trên, và phần nào cũng đã có được những tác động tích cực tới việc xây dựng hệ sinh thái KNST, nhưng nhu cầu về mặt liên kết của các chủ thể trong hệ sinh thái vẫn còn chưa được đáp ứng đầy đủ. Một số hạn chế hiện tại của hệ sinh thái có thể kể tới như:
- Thông tin về hệ sinh thái còn thiếu và phân tán, chưa có nguồn lực để triển khai thống kê, khảo sát về thực trạng các thành phần cũng như liên kết của hệ sinh thái KNST. Đặc biệt là, chưa có phương thức, công cụ hỗ trợ thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, khai thác và cung cấp dữ liệu có ích tới các thành phần của hệ sinh thái. Đây là nhu cầu hết sức thực tiễn cho công tác liên kết, kết nối giữa các chủ thể của hệ sinh thái, dẫn tới việc: Nhà đầu tư thì không biết tìm startup ở đâu, startup không biết tìm những sự hỗ trợ cụ thể ở đâu, doanh nghiệp giữa các địa phương, vùng chưa có sự kết nối thống nhất về hoạt động kết nối,…
- Công tác hỗ trợ và các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo còn diễn ra đơn lẻ, chưa có tính liên thông, liên kết chưa cao; hoạt động liên kết của các cá nhân khởi nghiệp chưa chặt chẽ, chưa có nhiều thành viên tham gia để tạo thành các nhóm, mạng lưới hoạt động chuyên nghiệp. Ví dụ, nhiều hội thảo, hội nghị, sự kiện được tổ chức về những nội dung tương đối giống nhau trong một năm, lãng phí nguồn lực chuyên gia và tổ chức. Nếu có sự liên thông trong công tác tổ chức, chuẩn bị, sẽ tận dung được nguồn lực chuyên gia nhiều hơn, tránh lãng phí thời gian của các đối tượng tham gia sự kiện.
- Hoạt động hợp tác, liên kết giữa các địa phương, vùng mặc dù đã có nhưng chưa đi vào chiều sâu, chỉ đang dừng lại ở mức độ tham gia sự kiện, học hỏi kinh nghiệm, ký kết hợp tác chiến lược.
Một số địa phương, tổ chức chính trị - xã hội có nguồn lực triển khai các chương trình, nội dung hỗ trợ KNST và tương đối quan tâm tới việc hỗ trợ loại hình doanh nghiệp mới này. Tuy nhiên, cách thức triển khai hiện tại đang không thống nhất, theo chiều hướng khác nhau. Đồng thời, có tình trạng không thống nhất giữa các Bộ, ngành chuyên môn dẫn đến địa phương cũng chưa biết cách vận dụng văn bản và phối hợp thực hiện. Mặc dù có một số hoạt động tập huấn từ phía Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng còn thiếu và nhiều khi chưa đúng đối tượng. Một số địa phương có kế hoạch phát triển các trung tâm hỗ trợ KNST, có dành sẵn diện tích, mặt bằng, mong muốn hình thành các trung tâm như vậy, tuy nhiên, lại chưa biết cách thức để triển khai, vận hành. Do đó, nhu cầu về hướng dẫn, định hướng, triển khai, nhân rộng, chuyển giao các mô hình mẫu về địa phương là tương đối lớn. Bên cạnh đó, để các hoạt động tại các trung tâm này diễn ra được thực chất, đảm bảo chất lượng, hướng tới khởi nghiệp sáng tạo, cần thiết phải có sự tham gia của các chuyên gia có uy tín trong nước, nước ngoài trong quá trình triển khai tiếp theo.
Nhu cầu về nâng cao năng lực và nền tảng hiểu biết về xây dựng và phát triển hệ sinh thái KNST quốc gia. Đặc biệt, đối với một quốc gia như Việt Nam, có sự đa dạng về cơ quan quản lý 63 tỉnh, thành phố (một số tỉnh, thành phố giao cho Sở Khoa học và Công nghệ là đầu mối triển khai; một số tỉnh, thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư; hoặc các đơn vị chuyên môn như Tổ công tác khởi nghiệp tỉnh Quảng Nam, Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng,…). Do vậy, nền tảng hiểu biết và định hướng hiện tại đang tương đối khác biệt. Năng lực triển khai, thực thi những chính sách ở cấp độ địa phương còn hết sức hạn chế, đặc biệt là với các nội dung mới và khó như KNST. Có nhiều chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo đang được đồng loạt triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương. Do vậy, nhu kết nối hệ sinh thái giữa các vùng, địa phương về định hướng, phương thức hoạt động, cách thức phối hợp, liên kết là hết sức cần thiết nhằm tối ưu hóa nguồn lực quốc gia, huy động và khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước một cách có hiệu quả, thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển.
Hệ sinh thái vùng của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kan, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác trong vùng và trên cả nước. Do vậy, cần tranh thủ, tận dụng để đẩy mạnh việc liên kết, kết nối hệ sinh thái KNST giữa các địa phương. Giải pháp cho việc kết nối hệ sinh thái giữa các vùng, địa phương có thể cải thiện thông qua những hình thức sau:
- Xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ KNST tại địa phương, làm đầu mối kết nối các chủ thể trong hệ sinh thái, qua đó tập trung các nguồn lực hỗ trợ startup.Thông qua hệ thống các trung tâm dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, startup tại các địa phương có thể nhận được những sự hỗ trợ cần thiết để phát triển, mở rộng quy mô, qua đó thúc đẩy sự liên kết của các startup giữa các địa phương cũng như các chủ thể khác trong hệ sinh thái.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông kết nối về hệ sinh thái KNST, tạo tinh thần khởi nghiệp đồng nhất, giao lưu kết nối giữa các startup địa phương với nhau, xây dựng một hệ thống startup có kết nối, hướng tới liên kết cùng phát triển các lĩnh vực có tính chất đồng nhất.
- Xây dựng công cụ hỗ trợ việc thống kê, xây dựng các hoạt động triển khai thực hiện hệ sinh thái tại địa phương, nhằm đảm bảo tính cập nhật về thông tin, nhu cầu của startup cũng như nhanh chóng giải quyết các thủ tục tại các địa phương trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đặc biệt là những nơi khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng giao thông đi lại, vận chuyển.
Ánh Tuyết
Chiều ngày 13/1/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Ứng dụng công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý nước uống tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện. Ths. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Sáng ngày 10/01, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ bào chế viên nang hỗ trợ bảo vệ gan từ một số dược liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện nghiên cứu Ứng dụng và phát triển - Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện.
Ngày 7/1/2025, Khối Thi đua Văn hóa - Xã hội tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác và phát động phong trào thi đua năm 2025
Ngày 6/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành khoa học và công nghệ. Đồng chí Nguyễn Duy Anh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở KH&CN dự và chủ trì Hội nghị.
Chiều ngày 02/01/2025, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Ứng dụng triển khai kỹ thuật giám sát nồng độ thuốc trong máu và định liều chính xác Vancomycin theo tiếp cận Bayesian tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.