Ngày 4 tháng 12 năm 2019, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN đã tổ chức Hội thảo “Chuyên đề định hướng xây dựng hệ sinh thái tại khu vực trung du miền Núi phía Bắc” tại Hội trường nhà hàng Budapest thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Du lịch Hoàng Vũ - TP.Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.
Hội thảo là một trong số các hoạt động trong việc triển khai dự án Nâng cao năng lực và hỗ trợ hoạt động của mạng lưới huấn luyện viên/cố vấn khởi nghiệp ĐMST (coaches/mentors) thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
Tham dự Hội thảo có:
- Đại biểu cơ quan Trung ương gồm: Cục Phát triển thị trường KHCN; Văn phòng Đề án 844; Văn phòng Các chương trình KH&CN Quốc gia - Bộ KH&CN.
- Đơn vị liên danh thực hiện dự án: Công ty Cổ phần Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, Đà Nẵng.
- Các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc: Đại diện các Sở liên quan đến hệ sinh thái KN ĐMST; đại diện khối doanh nghiệp; đại diện khối giáo dục và đào tạo; đại diện các tổ chức/đoàn thể; đại diện một số doanh nghiệp khu vực miền núi phía Bắc (Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Hoà Bình, Sơn La..).
Hội thảo được tổ chức với mục đích: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng mạng lưới với các tổ chức khởi nghiệp quốc gia và các tỉnh lân cận trong khu vực miền núi phía Bắc. Đồng thời, định hướng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST liên kết tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đặc biệt quan tâm đến vấn đề Sở hữu trí tuệ với khởi nghiệp sáng tạo. Bởi, Nếu doanh nghiệp mới khởi nghiệp thành công, SHTT luôn phải là người song hành trên suốt hành trình của mình. Bên cạnh việc tạo lập tài sản trí tuệ, bảo hộ tài sản trí tuệ, khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ của mình thì doanh nghiệp cần quan tâm đến biện pháp tự bảo vệ tài sản trí tuệ của mình song song với việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác góp phần hình thành văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Những thắc mắc của các đại biểu đều đã được các chuyên gia đến từ Văn phòng Đề án 844; Văn phòng Các chương trình KH&CN Quốc gia - Bộ KH&CN và Công ty Cổ phần Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, Đà Nẵng giải đáp, làm rõ.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng quan tâm đến các quy định và hình thức hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Theo đó, để nhận được các hỗ trợ, DN nhỏ và vừa phải đáp ứng 02 điều kiện:
- Một là, Có thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu;
- Hai là, Doanh nghiệp chưa chào bán chứng khoán ra công chúng.
+ Các hình thức hỗ trợ đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:
1. Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;
2. Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;
3. Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kế nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
4. Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;
5. Cơ chế cấp bù lãi suất đối với khoản vay của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thông qua các tổ chức tín dụng.
Cuối Hội thảo là Lễ ký kết hợp tác trong việc xây dựng mạng lưới cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp; hỗ trợ, thúc đầy phong trào khởi nghiệp ĐMST giữa đại diện Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN tỉnh Phú Thọ với đại diện các tỉnh trong khu vực trung du miền núi phía Bắc trong thời gian tới.
Ngô Hà
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0