Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tổ chức Hội nghị tuyển chọn hồ sơ thuyết minh đề tài: Nghiên cứu phục tráng và xây dựng mô hình sản xuất giống lúa nếp gà gáy và nếp quạ đen tỉnh Phú Thọ. Đề tài do Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa thuần - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thuỷ - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Tại tỉnh Phú Thọ, giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung và nếp Quạ đen Thanh Sơn đã được trồng từ lâu đời và là các giống lúa đặc sản của tỉnh. Đây là sản phẩm của sự tích tụ tổng hợp trên cơ sở điều kiện tự nhiên ưu đãi, kiến thức và kinh nghiệm canh tác qua nhiều thế hệ. Nếp Gà gáy là giống lúa quý hiếm có từ rất lâu đời, hội tụ hương sắc của vùng quê Đất Tổ Vua Hùng. Nếp Quạ đen là giống lúa đặc sản có giá trị hàng hóa cao và hiện được canh tác tại một số địa phương tại huyện Thanh Sơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các giống bản địa trên có xu hướng ngày một giảm do thay đổi cơ cấu cây trồng, sự du nhập của các giống lúa mới. Bên cạnh đó, các giống lúa đặc sản qua quá trình canh tác lâu dài không được chọn lọc và bảo tồn nên có những hạn chế về năng suất, chất lượng, nhiễm sâu bệnh hại dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán đã gây khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ chế liên kết sản xuất để hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn chưa đủ mạnh, cơ giới hóa nông nghiệp còn chậm, … Do đó, việc phục tráng và công nhận lưu hành đặc cách với giống lúa nếp Gà gáy và nếp Quạ đen sẽ tạo thuận lợi cho việc xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa gắn với cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đề tài được thực hiện sẽ góp phần phục tráng thành công giống lúa nếp Gà gáy và giống lúa nếp Quạ đen cho năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt hơn, nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác thay đổi dần tập quán canh tác truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương.
Tại Hội nghị, sau khi nghe cơ quan chủ trì trình bày thuyết minh đề tài, các thành viên Hội đồng đã có những ý kiến nhận xét và bổ sung, yêu cầu cơ quan chủ trì chỉnh sửa một số nội dung theo ý kiến của các thành viên Hội đồng. Kết luận tại Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng thống nhất kiến nghị cơ quan quản lý phê duyệt cho triển khai thực hiện đề tài./.
Ngọc Lan
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
PhuthoPortal - Ngày 3/3/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập Sở Khoa học và Công nghệ và công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Sáng ngày 27/2/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong sản xuất rau an toàn theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Ths. Đỗ Xuân Hoàn - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Sáng ngày 26/2/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu, bảo tồn, phục tráng giống quýt Đậu Sơn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Tài nguyên Thực vật - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Ths. Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo từ Google, IBM, Intel, TSMC... sẽ tới Việt Nam dự hội nghị về AI và bán dẫn giữa tháng 3.