Ngày 19/2/2016, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị giám sát “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo” khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc.
Tham dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Phan Xuân Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát, đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Tham dự hội nghị còn có sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ 14 tỉnh trong khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động KHCN thúc đẩy CNH - HĐH khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc giai đoạn 2005 – 2015. Bên cạnh đó, các đại biểu đại diện cho các tỉnh, khu vực cũng đã tập trung thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động KHCN tại địa phương. Đồng thời kiến nghị đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Bộ KHCN một số giải pháp để hoạt động KHCN sẽ hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ chương trình giám sát, Triển lãm về thành tựu KHCN của 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc cùng các đơn vị doanh nghiệp cũng đã thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
Triển lãm đã thu hút hơn 20 gian hàng của 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc cũng như nhiều đơn vị doanh nghiệp đến từ Trung ương và các địa phương. Các sản phẩm được trưng bày tại các gian hàng đều mang những nét đặc trưng của từng địa phương.
Ngọc Lan
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.