Những năm gần đây, câu chuyện khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo chị em phụ nữ Đất Tổ. Để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã triển khai nhiều việc làm thiết thực nhằm tiếp sức cho các mô hình kinh tế do phụ nữ thực hiện, giúp những phụ nữ yếu thế vươn lên làm chủ trong sản xuất kinh doanh. Qua đó tạo điều kiện để phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương và nâng cao vị thế trong đời sống xã hội.
Đồng chí Nguyễn Huy Hoàng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Việt Trì tặng hoa chúc mừng Câu lạc bộ Doanh nhân nữ thành phố Việt Trì
Trước đây, nguồn thu nhập chính của gia đình chị Hà Thị Giáp Thìn (xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ) chủ yếu dựa vào chăn nuôi và bán lợn thương phẩm. Song từ năm 2019, việc chăn nuôi lợn của gia đình chị không còn hiệu quả. Để cải thiện kinh tế gia đình, chị Thìn suy nghĩ sẽ tận dụng lại diện tích đất vườn và chuồng trại hơn 4ha từ nuôi lợn để chuyển hướng phát triển kinh tế. Nhận thấy nhu cầu chính đáng của chị Thìn, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Phú Thọ đã hỗ trợ cho gia đình chị 15 con dê sinh sản với điều kiện lứa dê con đầu tiên sẽ tách đàn, gửi lại Hội để nhân rộng, hỗ trợ các gia đình hội viên phụ nữ khác. Đến nay, số dê của gia đình chị đã lên tới 25 con.
Chị Thìn cho biết: Việc hỗ trợ dê sinh sản không chỉ giúp gia đình tôi mà còn tạo điều kiện cho nhiều hội viên phụ nữ khác có cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho gia đình.
Mô hình “Nuôi dê sinh sản hướng thịt” của gia đình chị Hà Thị Giáp Thìn (xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ)
Ra đời từ năm 2019, đến nay mô hình “Nuôi dê sinh sản hướng thịt” tại thị xã Phú Thọ đã bước đầu phát huy hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Mai Lan - Chủ tịch Hội LHPN thị xã cho biết: “Nuôi dê sinh sản hướng thịt” là mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai tại thị xã và một số địa phương khác trong tỉnh. Từ 98 con dê sinh sản ban đầu để hỗ trợ cho các hội viên phụ nữ trên địa bàn thị xã, đến nay số dê đã lên tới 140 con; trong đó Hội LHPN tỉnh hỗ trợ 18 con với tổng số tiền là 60 triệu đồng. Với ưu điểm ít vốn, dễ nuôi, dễ bán, mô hình này đang thu hút được sự quan tâm của nhiều hội viên phụ nữ mong muốn khởi sự kinh doanh trên địa bàn.
Không chỉ có mô hình “Nuôi dê sinh sản hướng thịt” mà hiện trên địa bàn toàn tỉnh đã có trên 240 mô hình, hợp tác xã/tổ hợp tác/tổ/nhóm liên kết phát triển kinh doanh do hội viên phụ nữ làm chủ được thành lập nhằm hỗ trợ hội viên phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Tổng nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 đến nay là trên 900 triệu đồng. Các mô hình, hợp tác xã/tổ hợp tác/tổ/nhóm liên kết này đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, giúp hội viên phụ nữ tiếp cận với khoa học kỹ thuật, đổi mới tư duy trong sản xuất và phát triển kinh tế.
Để giúp phụ nữ khởi nghiệp, hằng năm các cấp Hội Phụ nữ đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chương trình, nguồn lực có liên quan đến hỗ trợ khởi nghiệp cho hàng trăm nghìn lượt cán bộ Hội và hội viên; tổ chức tập huấn, hướng dẫn giúp chị em tự tin xây dựng dự án, phương án, thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Bên cạnh đó tổ chức thành công Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như: Trưng bày, giới thiệu, quảng bá để tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm hàng hóa do hội viên phụ nữ sản xuất; biểu dương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi; thành lập Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Câu lạc bộ Doanh nhân nữ thành phố Việt Trì. Qua đó góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng và sức sáng tạo của phụ nữ; tăng quyền và nâng cao năng lực kinh tế của phụ nữ Đất Tổ. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương trong lĩnh vực hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Đặc biệt, để thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, từ năm 2018, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh đã phát động và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong cán bộ, hội viên phụ nữ. Đến nay đã có gần 70 đề án, ý tưởng được gửi về Hội LHPN tỉnh, trong đó gần 30 đề án, ý tưởng được lựa chọn tham gia Cuộc thi chứng minh ý tưởng do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Kết quả đã có 2 ý tưởng được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng.
Xã Hùng Sơn, huyện Thanh Sơn là địa phương có tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu chè tươi sẵn có. Năm 2018, xuất phát từ ý tưởng liên kết các hộ sản xuất chè đơn lẻ để sản xuất theo hướng tập trung quy mô, đồng nhất sản phẩm theo một tiêu chuẩn nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè sạch của địa phương, Hợp tác xã chè sạch Hội Phụ nữ xã Sơn Hùng được thành lập. Năm 2019, với dự án phát triển sản xuất và chế biến chè sạch theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, Hợp tác xã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ 7 máy quay chè, 2 máy hút chân không và 1 giàn tưới tự động với tổng kinh phí hỗ trợ 150 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã chè sạch Hội Phụ nữ xã Sơn Hùng cho biết: Các thành viên trong hợp tác xã đều là những chị em phụ nữ đã nhiều năm gắn bó với cây chè, giàu kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc cây chè và luôn mong muốn thương hiệu chè của địa phương ngày càng phát triển. Do vậy, cùng với việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị máy móc được hỗ trợ, các thành viên đã liên kết chặt chẽ, góp vốn sản xuất để tạo ra sản phẩm chè đảm bảo an toàn, chất lượng, được người tiêu dùng đánh giá cao. Từ đó xây dựng thương hiệu uy tín trên thị trường và tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho các thành viên với mức thu nhập bình quân 12 triệu đồng/người/tháng.
Theo bà Vũ Thị Thu Huyền - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, mỗi mô hình, ý tưởng khởi nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đáng quý, cho thấy sự mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm và khát vọng vươn lên của chị em phụ nữ. Thông qua các mô hình, ý tưởng, nhiều chị em đã trở thành những tấm gương lao động giỏi, lao động sáng tạo, nhà quản lý, doanh nhân thành đạt, bắt kịp với xu thế của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước.
“Để tiếp sức cho chị em trong phong trào khởi nghiệp, thời gian tới Hội LHPN tỉnh tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn những hoạt động, mô hình hỗ trợ phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; trong đó đặc biệt quan tâm đến phụ nữ hộ nghèo, cận nghèo có mong muốn tiếp cận thị trường. Qua đó giúp phụ nữ khởi nghiệp bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.” - bà Vũ Thị Thu Huyền cho biết thêm.
Theo baophutho.vn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.