Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá về công nghệ, tích hợp và kết nối internet đang diễn ra mạnh mẽ. Đây vừa là thách thức và cũng là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp (DN) trong cả nước tiếp cận, ứng dụng và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Các DN không ngừng ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất
Để các DN bắt kịp cuộc cách mạng, ngoài sự nỗ lực từ mỗi DN, nhiều chính sách ưu đãi đối với DN đầu tư cho khoa học và công nghệ (KHCN) đã được Trung ương ban hành, như: Chính sách khuyến khích DN đầu tư vào KHCN; chính sách cho phép DN trích 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển KHCN; miễn, giảm, thuế thu nhập DN; miễn giảm tiền sử dụng đất; thuê đất đối với DN KHCN...
Tại Thanh Hóa, cuối năm 2017, chính sách khuyến khích phát triển KHCN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 cũng chính thức được ban hành và đi vào thực tiễn. Theo đó, các DN của tỉnh được hỗ trợ cho các nội dung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, đổi mới thiết bị công nghệ... với mức hỗ trợ đối đa lên tới 6 tỷ đồng. Đặc biệt, nhằm khuyến khích phát triển DN KHCN, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển DN KHCN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020”. Từ khi triển khai thực hiện chương trình đến nay, toàn tỉnh đã có 8 DN KHCN mới được thành lập và cấp giấy chứng nhận DN KHCN, nâng tổng số DN KHCN trong toàn tỉnh lên 26 DN. Chương trình cũng đã hỗ trợ 42 DN, trong đó có 15 DN KHCN thực hiện 46 nhiệm vụ KHCN các cấp, qua đó, không ngừng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh.
Từ những cơ chế hỗ trợ thiết thực trên, nhiều DN đã được thụ hưởng và bứt phá vươn lên tiếp cận thành tựu KHCN cả trong nước và quốc tế, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng KHCN cao như Công ty Quảng cáo Ánh Dương đã nghiên cứu thành công nhiều dự án khoa học, như: Hệ thống máy chế bản chân không AD-BBB mạ vàng, bạc, đồng, niken; hệ thống máy khắc dấu kim loại siêu tốc; sản phẩm mỹ nghệ - quà tặng sản xuất theo công nghệ chế bản chân không AD-BBB; Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Delta ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất của nước ngoài để sáng tạo nên những sản phẩm có chất lượng tối ưu nhất, đầu tư tự cải tiến và thay đổi công nghệ sản xuất từ bóng da bò sang công nghệ sản xuất bóng đá bằng da nhân tạo. Sau khi chuẩn hóa và đưa vào ứng dụng, không những nâng cao công suất của nhà máy, công nghệ này còn giảm chi phí sản xuất đáng kể. Nhiều đối tác nước ngoài đánh giá cao sản phẩm bóng của Delta bởi chất lượng sản phẩm tốt, hình thức đa dạng...
Trong lĩnh vực nông nghiệp, từ chương trình “Ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, năm 2018 và 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt 20 đề tài, dự án KHCN với tổng kinh phí trên 122 tỷ đồng, trong đó, có 19 đề tài, dự án do DN là đơn vị chủ trì thực hiện và 1 đề tài do DN là đơn vị phối hợp thực hiện và thụ hưởng kết quả. Các DN được hỗ trợ kinh phí từ chương trình đã tiếp cận quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo hướng VietGap và xây dựng thành công các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, như mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lưới Taki, sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả, được chứng nhận VietGap tại huyện Quảng Xương của Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện Đông Sơn của Công ty TNHH MTV Dịch vụ thương mại nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36...
Từ cơ chế hỗ trợ cùng với việc phát huy nội lực của mỗi DN, trong những năm tới, các DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không ngừng nâng cao năng lực nghiên cứu, tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng, giá trị, gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, hướng đến sự phát triển bền vững.
Chương trình hành động của thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2025 thành phố có 40 DN KHCN, đến năm 2030 có 60 DN KHCN. Ngay từ bây giờ, thành phố Hải Phòng chuẩn bị nguồn lực hỗ trợ các dự án khởi nghiệp sáng tạo, giúp các dự án duy trì và phát triển bền vững. Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng cho biết, Hội có một số hoạt động cố vấn, kết nối đầu tư đối với các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố; liên kết nhiều tổ chức uy tín của Nhật Bản và một số nước khác triển khai thực hiện nhiều khóa đào tạo giám đốc chiến lược, quản trị nhân sự chất lượng cao. Đây là nguồn chuyên gia tiềm năng của thành phố trong tư vấn, hỗ trợ DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Sàn Giao dịch công nghệ và thiết bị Hải Phòng cho biết, hiện có nhiều quỹ đầu tư đang hoạt động để hỗ trợ DN như 500 Startups, VIISA, FPT Ventures, Vingroup Ventures… Để tiếp cận nguồn vốn này, các startup thể hiện sự chuyên nghiệp thông qua bộ hồ sơ gọi vốn; nắm rõ quy trình rót vốn, lộ trình thẩm định dự án, đồng thời chuẩn bị kế hoạch khả thi, rõ ràng, mạch lạc, trang bị kiến thức văn hóa quốc tế, trình độ ngoại ngữ để gọi vốn thành công.
Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hải Phòng được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, tìm kiếm cơ hội đầu tư qua các phiên kết nối đầu tư, kết nối kinh doanh. Qua các phiên kết nối này, một số dự án tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng để đàm phán các bước đầu tư.
Bên cạnh đó, các dự án được Sở Khoa học - Công nghệ thành phố Hải Phòng tư vấn xây dựng và hoàn thiện mô hình kinh doanh, đào tạo kỹ năng thuyết trình, kỹ năng gọi vốn, thuyết phục nhà đầu tư, chuẩn bị hành trang cần thiết để các dự án tự tin qua các vòng gọi vốn.
Đến hết tháng 9/2019, 85 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được Sở Khoa học - Công nghệ thành phố Hải Phòng hỗ trợ, trong đó có 3 dự án được cam kết đầu tư vốn; 2 khu làm việc chung tại Sàn Giao dịch công nghệ và thiết bị và Push Co-working Hải Phòng được hoàn thiện. Hình thành các câu lạc bộ khởi nghiệp tại Trường đại học Hàng hải Việt Nam, Trường đại học Hải Phòng và nhóm khởi nghiệp thuộc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Hải Phòng.
Nhằm khuyến khích các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nghiên cứu chế tạo, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng những công nghệ - thiết bị mới, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hạn chế tác hại đến môi trường, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) nâng cao trình độ công nghệ nhằm góp phần hợp lý hóa sản xuất, tạo sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng, có giá trị kinh tế cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng…
Ngày 5/11/2019, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký Quyết định số 1658/QĐ-UBND phê duyệt kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình KHCN hỗ trợ đổi mới thiết bị, công nghệ trong khu vực sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020 cho Công ty TNHH Thụy Trâm là 273,3 triệu đồng với dự án “Đổi mới thiết bị, công nghệ trong dây chuyền sản xuất bánh ngọt” và Công ty TNHH Giống cây trồng miền Trung là 272,3 triệu đồng với dự án “Đổi mới thiết bị công nghệ trong đóng gói hạt giống rau màu”.
Chương trình KHCN hỗ trợ đổi mới thiết bị, công nghệ trong khu vực sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 đã tạo được động lực giúp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mạnh dạn hơn trong việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong sản xuất, tăng thu nhập bình quân đầu người, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong thời kỳ kinh tế hội nhập.
Theo most.gov.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.