Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo giáo viên phải thực hiện chương trình đào tạo mới. Để làm được việc này, trước tiên các cơ sở đào tạo giáo viên phải xác định mục đích đào tạo.
Ở trường sư phạm, mục đích đào tạo chính là mô hình nhân cách người giáo viên cần đào tạo ra nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.
Dạy học tích hợp, năng lực cơ bản của giáo viên - nhà giáo dục toàn cầu
Thạc sĩ Trần Thị Kim Huệ - Trường ĐH Phạm Văn Đồng - cho rằng: Việc xây dựng mô hình nhân cách người giáo viên không phải là vấn đề mới. Đã có rất nhiều mô hình được đưa ra dựa trên những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau.
Theo quan điểm truyền thống, người giáo viên được đào tạo phải có nhân cách toàn diện, có đầy đủ đức - tài, phẩm chất - năng lực. Theo cách tiếp cận năng lực, mô hình nhân cách người giáo viên gồm những năng lực cơ bản giúp họ thực hiện thành công hoạt động dạy học và giáo dục.
"Quá trình dạy học và giáo dục hiện đại có nhiều thay đổi so với dạy học và giáo dục truyền thống, vai trò của người giáo viên cũng thay đổi, từ chỗ là người truyền đạt tri thức sang vai trò người tổ chức học sinh học tập, hướng dẫn học sinh phương pháp học, là người quản lý quá trình học tập, là người cố vấn; là các chuyên gia giáo dục.
Mặt khác, chương trình sách giáo khoa phổ thông mới theo hướng tích hợp kiến thức. Vì vậy, nội dung của việc hình thành năng lực dạy học và năng lực giáo dục cho giáo viên cũng thay đổi" - Thạc sĩ Trần Thị Kim Huệ .
Trong mô hình này, cần chú trọng mặt năng lực của nhà giáo dục toàn cầu và được cụ thể hóa ở năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực đa văn hóa; năng lực học tập suốt đời, năng lực sống, năng lực ngoại ngữ và tin học.
Đi sâu vào năng lực dạy học và giáo dục, thạc sĩ Trần Thị Kim Huệ cho rằng: Trong lao động sư phạm, người giáo viên thực hiện hai chức năng cơ bản là dạy học và giáo dục.
Với sinh viên sư phạm, cần định hướng hình thành các năng lực cơ bản: Năng lực dạy học tích hợp; năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học/giáo dục; năng lực thiết kế (xây dựng kế hoạch) dạy học/giáo dục; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học /giáo dục
Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học, giáo dục; năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục;năng lực đa văn hóa; năng lực học tập suốt đời; năng lực sống; năng lực ngoại ngữ và tin học.
Năng lực dạy học tích hợp là nội dung đầu tiên thạc sĩ Trần Thị Kim Huệ nhấn mạnh với lý giải:
Trong quá trình dạy học hiện đại, đòi hỏi giáo viên phải biết tổ chức, hướng dẫn học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập; giúp giáo viên, học sinh tiết kiệm thời gian, biết cách tổng hợp nhiều mảng kiến thức liên môn, xuyên môn, đa môn để khái quát kiến thức, giúp hình thành nhiều kỹ năng khác nhau.
"Để làm được điều này, người giáo viên cần có những năng lực cụ thể khác như năng lực phân tích chương trình dạy học, năng lực phát hiện, tổng hợp và liên hệ vấn đề" - thạc sĩ Trần Thị Kim Huệ cho hay.
Đề xuất khung chương trình đào tạo giáo viên
Từ mô hình nhân cách người giáo viên được đề xuất ở trên, thạc sĩ Trần Thị Kim Huệ đã đưa ra đề xuất cho khung chương trình đào tạo giáo viên gồm 4 khối kiến thức cơ bản.
Cụ thể, khối kiến thức chung: Gồm những học phần định hướng chính trị - tư tưởng cho sinh viên, những học phần giúp sinh viên tiếp cận văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước trên thế giới.
Nên tích hợp một số môn học ở khối kiến thức này trên cơ sở chọn lọc từ chương trình cũ, đảm bảo nguyên tắc trọng tâm, thiết thực, hữu ích, không dàn trải, nặng nề lý thuyết như hiện nay.
Khối kiến thức nghiệp vụ: Là những học phần tâm lí - giáo dục, phương pháp dạy học bộ môn; giáo dục kỹ năng sống; phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
Những môn học này cũng có thể tích hợp trên cơ sở các chương trình cũ, tránh trùng lặp kiến thức ở nhiều môn học khác nhau.
Hiện đại hóa học phần Lý luận dạy học, cập nhật những xu hướng tiên tiến trên thế giới về phương pháp dạy học; tăng thời lượng thực tập sư phạm; tạo điều kiện để sinh viên thực hành dạy học - giáo dục ngay từ năm đầu tiên.
Khối kiến thức chuyên môn: Tùy theo từng chuyên ngành cụ thể mà phân hóa hay tích hợp các học phần lại với nhau, đảm bảo cho sinh viên có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành được đào tạo.
Khối kiến thức công cụ: Gồm Ngoại ngữ và Tin học. Tăng thời lượng cho các học phần này. Chương trình các môn ngoại ngữ trong trường sư phạm thiết kế theo các bậc năng lực ngoại ngữ.
Vì vậy, các lớp học ngoại ngữ được phân theo bậc năng lực ngoại ngữ (6 bậc), không theo lớp chuyên ngành. Với môn Tin học, căn cứ chuẩn Tin học quốc tế IC3 để thiết kế các module chương trình.
Thời lượng của mỗi chương trình đào tạo sư phạm ít nhất là 150 tín chỉ, thời gian đào tạo 4 năm, trình độ đại học sư phạm.
"Nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo giáo viên là một công việc khó, gặp nhiều cản trở; đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên phải thật thận trọng, làm từng bước, từ việc xác định mục tiêu đào tạo đến xây dựng chương trình.
Sự đổi mới lần này ở các trường sư phạm là một cuộc cách mạng thực sự, bởi nó sẽ tạo ra một thế hệ thầy giáo mới - những nhà giáo dục toàn cầu - những người quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam" - thạc sĩ Trần Thị Kim Huệ kết luận.
Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.
Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.
Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)
Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.