Mỗi gốc cây trung bình có thể lắp từ 6 đến 8 mắt nước nhỏ giọt.
PTĐT- Tưới nhỏ giọt là một trong những ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm vượt trội như tiết kiệm nước, giảm công lao động và chi phí sản xuất... Công nghệ này đang được nông dân huyện Phù Ninh ứng dụng rộng rãi, bước đầu đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Gia đình ông Hán Trọng Bảo ở khu 1, xã Gia Thanh hiện có 200 gốc bưởi diễn hơn 10 năm tuổi trên diện tích 2ha. Năm 2017, sản lượng quả đạt 6.300 quả, đến năm 2018, gia đình ông Bảo áp dụng hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt cho năng suất tăng lên hơn 8000 quả, tăng trên 26% sản lượng so với phương pháp tưới truyền thống. Để đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt, cần vốn đầu tư ban đầu từ 25 – 30 triệu đồng/ha. Hệ thống gồm 3 bộ phận: Máy bơm, hệ thống ống chính và hệ thống ống nhánh rẽ nhỏ giọt cắm trực tiếp vào từng gốc cây. Mỗi gốc bưởi chỉ cần 6 mắt nhỏ giọt bù áp đối với cây nhỏ, sau có thể tăng dần lượng mắt phù hợp với tuổi cây, mỗi mắt với lưu lượng 2,5 lít nước/giờ. Trung bình mỗi ngày chỉ cần tưới từ 1 đến 2 tiếng là đủ lượng nước cho cây sinh trưởng tốt, tiết kiệm 40% nước so với tưới theo phương pháp truyền thống. Ông Bảo chia sẻ: “Từ khi lắp hệ thống tưới nhỏ giọt, gia đình tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và không gây xói mòn đất, cung cấp đủ lượng nước và làm ẩm cho gốc cây tốt hơn”.
Xây dựng bể chứa nước ngay tại vườn trồng cây giúp áp lực và lưu lượng nước trong hệ thống được ổn định và đều hơn.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Chang ở khu 5 xã Liên Hoa cũng xây dựng thử nghiệm mô hình trồng 200 gốc giống bưởi Tam Hồng trên diện tích hơn 1ha với hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt. Chị cho biết: Nhờ công nghệ tưới nhỏ giọt, phân bón có thể pha loãng trong nước, nhờ vậy đã hạn chế tình trạng phân rơi vãi, gây lãng phí, giúp tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích”.
Không chỉ áp dụng trên vườn cây ăn trái, mô hình còn phát huy hiệu quả đối với những vùng canh tác rau màu như: ớt, dưa leo, khổ qua... Gia đình ông Mè Văn Oai ở khu 3, xã Phú Mỹ đã liên kết với doanh nghiệp chuyên thu mua sản phẩm nông nghiệp cho nhà máy chế biến thực phẩm đầu tư 1,6ha ớt ngọt với hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt. Tuy ớt trồng trên đất đồi, song lứa thu hoạch đầu tiên đã đạt hiệu quả khoảng 5 tạ/ha. Ông Oai cho biết: Do địa thế đất đồi, nguồn nước lại ở dưới, trước đây người dân thường trồng những loại cây rừng lâu năm có rễ bám sâu, ít phải chăm sóc. Từ khi lắp hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt tự động này, tôi chỉ cần bật máy bơm nước là cả hệ thống nước sẽ tưới tới từng gốc cây, vì thế hiện nay gia đình tôi đang triển khai trồng gần 6ha Chanh leo sử dụng hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt này.
Hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt được đầu tư trên diện tích gần 6ha Chanh leo đang bắt đầu trồng của gia đình ông Mè văn Oai ở xã Phú Mỹ, huyện Phù Ninh.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Phù Ninh đã áp dụng hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt trên 30ha diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là trên các đồi rừng trồng cây ăn quả, cây thương phẩm công nghệ cao. Bà con nông dân đã biết đến hệ thống tưới hiện đại và có nhu cầu lắp đặt hệ thống ngày càng cao, tập trung chủ yếu ở các xã Phú Mỹ, Liên Hoa, Gia Thanh, Trị Quận, Hạ Giáp... Ông Trần Hoàng Văn – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết: Trạm khuyến nông huyện đã tích cực tuyên truyền đến bà con nông dân tại các xã trên địa bàn và tư vấn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Khác với phương pháp tưới truyền thống hoặc tưới phun là chỉ làm ướt phần đất quanh khu vực bộ rễ cây, tưới nhỏ giọt tập trung vào phần gốc cây nên tiết kiệm được tối đa nguồn nước tưới, thời gian tưới nhanh hơn so với cách truyền thống. Công nghệ tưới nhỏ giọt có những ưu điểm, lợi thế được bà con nông dân lựa chọn, giúp tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Theo baophutho.vn
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.
Ngày 12/11/2024, UBND tỉnh ban hành Văn bản 4844/UBND-KGVX về việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Ngày 12/11/2024, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.