Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 04/01/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam sắp bước vào giai đoạn mới


Đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã trải qua 2 làn sóng đầu tư và 3 giai đoạn phát triển, đánh dấu kỷ lục nhận đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD vào năm 2021. Bộ KH&CN hiện đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đi tới giai đoạn hội nhập.

Theo Bộ KH&CN, Việt Nam đã trải qua 2 làn sóng đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Làn sóng đầu tiên là những năm 2000, với việc ban hành Luật Doanh nghiệp và sự ra đời của các quỹ đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam như Quỹ IDG Venture quy mô 100 triệu USD.

Tiếp đó, vào những năm 2010 với sự bùng nổ của Internet, Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư của các quỹ đầu tư Nhật Bản, điển hình như quỹ CyberAgent đã đầu tư cho hơn 40 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tiêu biểu trong lĩnh vực thương mại điện tử như: Tiki, Sendo...

photo-1704181741061

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở Việt Nam

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam từ những chính sách kiến tạo 

Sau 7 năm triển khai Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (Đề án 844), nếu chiếu theo thang đánh giá về hệ sinh thái gồm 4 giai đoạn – Kích hoạt (Activation), Toàn cầu hóa (Globalization), Thu hút (Attraction) và Hội nhập (Integration) thì Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn đầu tiên là kích hoạt (2013-2016). Trong đó, năm 2013-2015, Chính phủ Việt Nam bước đầu tập trung hình thành hành lang pháp lý về phát triển thị trường KHCN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thế hệ các doanh nghiệp mới, giàu sức sáng tạo phát triển, mở rộng, đủ sức cạnh tranh với các thị trường quốc tế.

Đồng thời, triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo các nước phát triển. Cụ thể như Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam (VSV), chính thức được phê duyệt và triển khai từ năm 2013, theo Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN. Ngoài vai trò hỗ trợ tài chính, VSV còn là cầu nối mở đường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp gỡ với các nhà đầu tư, chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng.

Đây cũng là giai đoạn Việt Nam đào tạo ra các hạt giống hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ban đầu, điển hình như thông qua sự hỗ trợ từ Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP2).

Năm 2016, từ kết quả trên Bộ KH&CN trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2025" (Đề án 844) để phát triển hệ sinh thái rộng và đồng đều. 

Nhìn chung giai đoạn này, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về cả số lượng và chất lượng của các cơ sở ươm tạo và thúc đẩy kinh doanh khi có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, 21 cơ sở ươm tạo và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. 

Tiếp theo là giai đoạn toàn cầu hóa (2017-2020). Giai đoạn này Chính phủ đã thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ tài chính thông qua Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp nhanh, cung cấp vốn rủi ro cho các doanh nghiệp mới thành lập. 

Các startup giai đoạn này đã huy động được nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2019, Việt Nam vươn lên đứng thứ 3 trong số các quốc gia ASEAN về tốc độ tăng trưởng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, chỉ sau Indonesia và Singapore; lượng vốn đầu tư mạo hiểm tăng từ 5% năm 2018 lên 17% trong tổng vốn đầu tư cho startup ở khu vực.

Vị thế ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn thu hút (2021-2023). Trong giai đoạn này, hệ sinh thái trên đà tăng trưởng nhưng bị chững lại vì đại dịch COVID-19.

Song với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của các nhà sáng lập, các doanh nghiệp và sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở nước ta đã có những bước hồi phục ấn tượng. Năm 2021 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19 nhưng cũng là năm kỷ lục của đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam với tổng số tiền đầu tư đạt 1,4 tỷ USD.

Sau thời kỳ COVID-19, thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã dần tăng trưởng trở lại, với 634 triệu USD năm 2022 và đạt 413 triệu USD trong nửa đầu năm 2023.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến nay đã hình thành, bao gồm đầy đủ các thành phần quan trọng: Các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, trường đại học, mạng lưới các huấn luyện viên/tư vấn, các cơ sở hỗ trợ nghiên cứu và khởi nghiệp tại các trường đại học, viện nghiên cứu…

Các thành tố trong hệ sinh thái chính sách, tài chính, văn hoá, thị trường, nhân lực và các hỗ trợ ngày càng có những liên kết khăng khít, tương tác và hỗ trợ nhau để thúc đẩy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo và sự thịnh vượng của nền kinh tế.

Nhìn chung, với lực lượng lao động dồi dào, hạ tầng công nghệ ngày càng được đầu tư và phát triển cùng với sự dẫn dắt của Chính phủ, Bộ KH&CN, vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế... 

Theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) mới công bố vào tháng 10/2023, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo: Tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 48 lên 46 trên 132 quốc gia xếp hạng. 

Hiện nay, Việt Nam có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp; trên 140 trường đại học, viện nghiên cứu tổ chức hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp.

Hệ sinh thái ở các địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Dương… đang có tiềm năng phát triển lớn, cần được chú trọng với mục tiêu nâng cao số lượng, chất lượng khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh, lọt top các hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên toàn cầu. 

Theo StartupBlink, Việt Nam hoàn toàn có khả năng vươn lên vượt Thái Lan, trở thành hệ sinh thái đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, với đà tăng trưởng hiện nay.

Bộ KH&CN cho biết, sau khoảng thời gian phục hồi hậu đại dịch COVID-19, Bộ đang phối hợp các các bộ, ban, ngành và các địa phương trên cả nước thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đi tới giai đoạn hội nhập.

Theo baochinhphu.vn

Lượt xem: 95



BÀI VIẾT KHÁC
HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU, PHỔ BIẾN CÔNG NGHỆ MỚI NĂM 2024
HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU, PHỔ BIẾN CÔNG NGHỆ MỚI NĂM 2024

Ngày 26/7/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tổ chức Hội nghị “Giới thiệu 1 số công nghệ mới phục vụ sản xuất kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2024”. Ông Nguyễn Xuân Hoàn - PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh trực tiếp tham dự và chủ trì Hội nghị.

Ngày 26/07/2024
SỞ KHOA HỌC VÀ  CÔNG NGHỆ GẶP MẶT, THĂM HỎI GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH NHÂN NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ 27/7
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GẶP MẶT, THĂM HỎI GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH NHÂN NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ 27/7

Nhằm phát huy truyền thống, đạo lý của dân tộc “Đền ơn đáp nghĩa”, động viên thăm hỏi sức khỏe và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những gia đình chính sách đã hy sinh, cống hiến, mất mát to lớn của các thế hệ cha ông đi trước để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), ngày 25/7/2024, Công đoàn cơ sở Sở Khoa học và công nghệ đã đến thăm hỏi và tặng quà gia đình chính sách

Ngày 26/07/2024
Nông dân huyện Thanh Ba giành Giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” cấp tỉnh
Nông dân huyện Thanh Ba giành Giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” cấp tỉnh

Được đánh giá cao trong 32 giải pháp kỹ thuật tiêu biểu, lựa chọn từ 11 Hội Nông dân cấp huyện tham gia cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” tỉnh Phú Thọ năm 2024, tác giả Hoàng Kim Phụng, xã Thanh Hà, huyện Thanh Ba đã giành được Giải Nhất với giải pháp “Máy bừa kết hợp cày rạch và lên luống”.

Ngày 23/07/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhận thức, tư duy về khoa học, công nghệ trong điều kiện mới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhận thức, tư duy về khoa học, công nghệ trong điều kiện mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng đến phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc vai trò của KH,CN&ĐMST thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu phát triển đất nước của Đảng.

Ngày 21/07/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hơn 100 nền tảng số quốc gia
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hơn 100 nền tảng số quốc gia

Ngày 15/7/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản số 2765/BTTTT-CĐSQG công bố Danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.

Ngày 18/07/2024
Kỳ họp thứ Tám - HĐND tỉnh khóa XIX: Bám sát tình hình thực tiễn, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trung hạn và dài hạn
Kỳ họp thứ Tám - HĐND tỉnh khóa XIX: Bám sát tình hình thực tiễn, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trung hạn và dài hạn

Chiều ngày 10/7/2024, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã bế mạc Kỳ họp thứ Tám. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu bế mạc của đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh.

Ngày 11/07/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0