Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm địa phương có vai trò quan trọng để khẳng định chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường, tăng cường lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Năm 2010, sản phẩm gạo nếp Gà gáy của xã Mỹ Lung (huyện Yên Lập) đã được công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó đến nay, người dân xã Mỹ Lung luôn nỗ lực gìn giữ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Ông Khúc Ngọc Tung (mặc áo kẻ) - Giám đốc HTX Sản xuất - kinh doanh gạo nếp Gà gáy Mỹ Lung giới thiệu về bao bì đóng gói sản phẩm
Nhắc đến xã miền núi Mỹ Lung - với trên 85% dân số là người dân tộc Mường, không ai không biết đến một sản vật nông sản nổi tiếng là “gạo nếp Gà gáy”.
Nếp Gà gáy là giống lúa dài ngày, việc trồng và chăm sóc cũng khó hơn nhiều so với các loại lúa khác. Lúa nếp Gà gáy có thân cao khoảng trên 1,5m, có mùi hương thơm nên rất dễ bị sâu bệnh. Nếp gà gáy lại không thể thu hoạch bằng máy hay cắt bằng liềm được mà phải thu hoạch từng bông bằng tay. Nếp Gà gáy Mỹ Lung được trồng từ tháng 5 đến tháng 10 và thích hợp với chất đất pha cát nên hạt gạo to, trắng. Nếp Gà gáy có thời gian đồ xôi ngắn, xôi nếp thơm, dẻo, ăn không bị ngấy. Chính nhờ những đặc trưng trên, tháng 10/2010 nếp Gà gáy Mỹ Lung đã được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể.
Nếp Gà gáy hiện không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do thấy được lợi ích từ đặc sản gạo nếp Gà gáy, ngày càng có nhiều hộ dân ở xã Mỹ Lung tham gia trồng trọt, sản phẩm tăng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, ở xã Mỹ Lung có hơn 1.200 hộ làm nông nghiệp, trong đó có trên 70% số hộ tham gia trồng lúa nếp Gà gáy. Năm 2019, tổng diện tích gieo cấy nếp Gà gáy của xã Mỹ Lung đạt 80ha, tăng gấp đôi so với năm 2012, chiếm khoảng 50%/ tổng diện tích đất trồng lúa của xã Mỹ Lung. Nếp Gà gáy có năng suất trung bình đạt từ 120 - 150 kg/sào, tương đương từ 3 - 4 tấn/ha; giá bán gạo nếp Gà gáy trung bình từ 45 - 50.000 đồng/kg; doanh thu trung bình đạt 90 triệu đồng/ha, cao gấp 3 lần so với trồng các giống lúa khác.
Mặc dù nếp Gà gáy hứa hẹn tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương nhưng thời gian qua việc sản xuất vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa xứng tầm với thương hiệu của nó.
Trước thực tế trên, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất - kinh doanh gạo nếp Gà gáy Mỹ Lung được thành lập và đã cùng bà con nông dân xã Mỹ Lung quy hoạch vùng sản xuất; nghiên cứu đặc tính của giống cây để đưa ra phương pháp chăm sóc phù hợp nhất. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn thành viên và bà con nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc theo hướng sản xuất hữu cơ, thân thiện với môi trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là các khâu chăm sóc, thu hoạch và bảo quản, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Khúc Ngọc Tung giới thiệu giống lúa nếp Gà gáy
Ông Khúc Ngọc Tung - Giám đốc HTX cho biết: Là đầu mối cung cấp giống, phân bón và tiêu thụ sản phẩm cho bà con, HTX đã đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm, mua máy móc nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch, từ đó tăng thu nhập cho các thành viên và người dân địa phương. Bên cạnh đó, để tạo niềm tin trên thị trường, sản phẩm gạo nếp Gà Gáy Mỹ Lung được HTX đóng gói vào bao bì có trọng lượng 2kg/túi và 5kg/túi với họa tiết in 6 màu có logo, cúp vàng và giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019; có hướng dẫn sử dụng, địa chỉ, đơn vị sản xuất đóng gói, mã số mã vạch truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Theo ông Hoàng Văn Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Lập: Thời gian tới, huyện Yên Lập tiếp tục tuyên truyền để các hộ làm nghề nhận thức đầy đủ về vai trò của nhãn hiệu tập thể nếp Gà gáy Mỹ Lung từ đó có sự thống nhất để cùng xây dựng chiến lược quản lý, phát triển để đưa sản phẩm tiến xa hơn trên thị trường. Huyện khuyến khích tư nhân, các doanh nghiệp đầu tư, hợp tác với các vùng sản xuất lúa nếp để chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, gạo nếp Gà gáy đã được HTX Sản xuất - kinh doanh gạo nếp Gà gáy Mỹ Lung quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ tại siêu thị và một số đại lý trên địa bàn tỉnh cùng một số tỉnh, thành lân cận. Với doanh thu từ gạo nếp Gà gáy hằng năm ước đạt trên 2 tỷ đồng đã giúp các thành viên của HTX Sản xuất - kinh doanh gạo nếp Gà gáy và người dân xã Mỹ Lung vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Theo phutho.gov.vn
PhuthoPortal - Ngày 3/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 16/01/2025, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các Viện - Trung tâm trực thuộc Bộ KH&CN đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị không chỉ là dịp để nhìn lại những kết quả đã đạt được trong năm qua mà còn xác định rõ những hướng đi, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm cho năm mới.
Tối 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân chủ trì tiệc của Chính phủ Việt Nam chiêu đãi Đoàn Ngoại giao nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Việt Nam; Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam cùng các Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội cùng phu nhân,...
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 mở cổng đăng ký từ 15/1 với tổng giá trị giải gần 1 tỷ đồng, dành cho nhà khoa học chuyên, không chuyên và doanh nghiệp.
Chiều ngày 13/1/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Ứng dụng công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý nước uống tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện. Ths. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy, trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Thứ trưởng kỳ vọng các thương hiệu công nghệ sẽ tiếp tục mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đồng thời kết hợp sản xuất và nghiên cứu tại Việt Nam để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.