Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 10/09/2015
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Giao lưu trực tuyến với các nhà khoa học trẻ tiêu biểu


 Sáng 10/9/2015, các nhà khoa học trẻ sẽ tham gia cuộc Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nhà khoa học trẻ và khát vọng cống hiến” tại Tuổi Trẻ Online (TTO - tuoitre.vn). Buổi giao lưu do Trung tâm Nghiên cứu phát triển truyền thông KH&CN phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức.



Từ trái qua: TS Lê Phước Cường, TS Nguyễn Thế Hân, TS Dương Trọng Hải, TS Phạm Thị Tuyết Nhung

Là những nhà khoa học thuộc thế hệ 8X, đạt nhiều thành tích nghiên cứu và triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ hàng đầu hiện nay như công nghệ thông tin, môi trường, chế biến và nuôi trồng thủy sản, năng lượng nguyên tử và vệ tinh, các nhà khoa học trẻ sẽ mang đến cho các bạn trẻ những góc nhìn thú vị từ vị trí của người trong cuộc về sức hấp dẫn của nghiên cứu khoa học, về những người trẻ đang cống hiến cho khoa học, cho xã hội và đất nước như thế nào.

Các nhà khoa học trẻ cũng sẽ không ngần ngại chia sẻ những trải nghiệm đã giúp họ thành công, góp phần đưa khoa học vào cuộc sống bằng những kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao, nỗ lực từng bước đưa Việt Nam hội nhập với thế giới. 

Buổi giao lưu của các nhà khoa học trẻ trên Tuổi Trẻ Online sẽ diễn ra chỉ một ngày trước sự kiện lớn: Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt 70 nhà khoa học trẻ tiêu biểu vào sáng 11/9/2015 tại Hà Nội.

Ngoài mục đích ghi nhận, biểu dương những đóng góp của các nhà khoa học trẻ tài năng với sự phát triển của đất nước nói chung và nền khoa học - công nghệ nói riêng, cuộc gặp gỡ còn là dịp để các nhà khoa học trẻ có cơ hội tiếp xúc, trình bày những đam mê, tâm tư và nguyện vọng, từ đó giúp Chính phủ và các cơ quan quản lý có chính sách phù hợp, tạo điều kiện và môi trường nghiên cứu cho giới khoa học trẻ.

Bạn đọc có thể đặt câu hỏi giao lưu với năm nhà khoa học trẻ TẠI ĐÂY ngay từ bây giờ.

Năm nhà khoa học trẻ tham gia giao lưu trực tuyến:

* TS Lê Phước Cường, sinh năm 1985, lĩnh vực nghiên cứu: kỹ thuật môi trường. Đã có 25 công trình nghiên cứu công bố quốc tế, một sách giáo trình (bằng tiếng Nga) và một bằng sáng chế, được các giải thưởng lớn về nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Liên bang Nga… Có nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế uy tín. Chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu, trong đó đã nghiên cứu chế tạo thành công mô hình lọc nước bằng hạt hấp phụ từ tính thân thiện với môi trường để xử lý nước ô nhiễm kim loại nặng trong các nhà máy xi mạ tại các khu công nghiệp (đang làm các thủ tục đăng ký sáng chế).

* TS Phạm Thị Tuyết Nhung, sinh năm 1981, lĩnh vực nghiên cứu: vật lý. Đã làm việc tại Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. hiện đang là nghiên cứu viên của Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ngoài một số bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế, TS Nhung đã thực hiện hai đề tài nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia.

* TS Dương Trọng Hải, sinh năm 1981, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM, đã có trên 40 công bố khoa học quốc tế, chủ nhiệm hai đề tài cấp quốc gia và là thành viên nghiên cứu chính một đề tài quốc gia khác. Hiện TS Hải đang là Phó Tổng biên tập một tạp chí quốc tế, biên tập viên của nhiều tạp chí quốc tế ISI…

* TS Nguyễn Thế Hân, sinh năm 1983, lĩnh vực nghiên cứu: công nghệ chế biến và nuôi trồng thủy sản. Hiện đang làm việc tại ĐH Nha Trang. Là một trong 10 nhà khoa học trẻ nhận giải thưởng Quả cầu vàng 2014, đã có 7 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế, 21 báo cáo khoa học tại các hội thảo quốc tế, là đồng tác giả một cuốn sách xuất bản tại Nhà xuất bản AOCS (Hoa Kỳ)…

* Hoàng Long, sinh năm 1984, lĩnh vực nghiên cứu: công nghệ thông tin. Hiện là Giám đốc Trung tâm phần mềm Viettel 2. Đã chủ trì đề tài “Xây dựng hệ thống thông minh doanh nghiệp Viettel Business Intelligence” đoạt giải sáng tạo trẻ toàn quân năm 2015; chủ trì đề tài “Xây dựng nền tảng phân tích dữ liệu lớn thời gian thực Viettel Real-Time Big Data Analytic Platform” đã vượt qua vòng sơ loại AICTA 2015.
Lượt xem: 97



BÀI VIẾT KHÁC
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030

Ngày 31/12/2024
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam

Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.

Ngày 30/12/2024
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.

Ngày 27/12/2024
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.

Ngày 20/12/2024
Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả
Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

Ngày 18/12/2024
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Chương trình Net Zero, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Chương trình Net Zero, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngày 16/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0