Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Tồn hàng nghìn tỷ đồng tiền quỹ
Để khuyến khích hoạt động phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo trong DN, Luật KH&CN, Nghị định số 95/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, các thông tư hướng dẫn đã có quy định về việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN.
Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết của Bộ KH&CN về tình hình thực hiện Luật KH&CN, giai đoạn 2015-2021, số tiền và số DN trích lập Quỹ không nhiều; việc sử dụng số tiền từ quỹ chi cho hoạt động KH&CN chỉ đạt 60%. Cụ thể, có khoảng 220 DN trích lập và sử dụng quỹ với tổng số tiền trích lập là khoảng 6.500 tỷ đồng; số quỹ được sử dụng khoảng 3.200 tỷ đồng, trong đó số quỹ được sử dụng từ nguồn trích lập trong năm 2022 là khoảng 848 tỷ đồng.
DN đang gặp khó khăn trong việc chi quỹ phát triển khoa học công nghệ.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ KH&CN) Nguyễn Nam Hải cho biết, để tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động của quỹ phát triển KH&CN trong DN, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BKHCN hướng dẫn sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN. Tuy nhiên, một số quy định hiện hành về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động này chưa phù hợp. Việc phân bổ vốn đầu tư còn chồng chéo, dàn trải, chưa tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; quy định về xây dựng dự toán và kinh phí quản lý nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu.
Trong khi, các quy định khuyến khích trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN chưa đủ hấp dẫn, nên số DN trích lập quỹ chưa nhiều, số dư quỹ chưa sử dụng lớn. Việc quản lý Nhà nước về quỹ áp dụng theo chế độ hậu kiểm, trong khi hướng dẫn nội dung chi còn thiếu cụ thể, dễ dẫn đến rủi ro pháp lý cho DN.
Tại Hà Nội, việc trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN ở các DN cũng rất hạn chế. Qua báo cáo, mới có 17/26 DN Nhà nước trên địa bàn TP triển khai, tổng số tiền trích lập quỹ của các DN giai đoạn 2021-2023 là 116,5 tỷ đồng, trong đó sử dụng là 8,2 tỷ đồng (3 DN phát sinh chi quỹ). Các DN chủ yếu gặp vướng mắc, băn khoăn về các nội dung hợp lệ được chi từ quỹ, việc xây dựng các quy định, quy chế trong nội bộ DN phục vụ quản lý quỹ, việc nộp quỹ không sử dụng về quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, quỹ phát triển KH&CN TP.
Phản ánh với Sở KH&CN Hà Nội, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội cho biết: Công ty muốn sử dụng quỹ phát triển KH&CN để thực hiện đề tài, trong đó có đầu tư mua sắm hệ thống trang thiết bị về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số… nhưng không dám chi quỹ phát triển KH&CN của đơn vị. Lý do là vì không biết các danh mục chi trên có phù hợp với nội dung được chi quỹ không.
Cũng gặp khó trong việc chi quỹ phát triển KH&CN, đại diện Công ty CP Hanel chia sẻ, đầu tư chi phí nghiên cứu phát triển đòi hỏi chi phí lớn và có tính rủi ro. Vì vậy, nếu thu nhập DN không đủ hoặc không trích được trích quỹ đủ để đầu tư nghiên cứu phát triển thì việc nghiên cứu phát triển khó có thể thực hiện. Đặc biệt, DN có vốn cổ phần Nhà nước chi phối, thì việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện chi phí nghiên cứu phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn, vì yêu cầu quản lý vốn Nhà nước phải có lãi ngay năm đầu tiên, trong khi thời gian nghiên cứu phát triển có thể kéo dài đến 2-3 năm mới thành công hoặc có khi sẽ thất bại.
Sớm có giải pháp tháo gỡ
Để tháo gỡ các vướng mắc chính trong việc sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BKHCN hướng dẫn sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 67/2022/TT-BTC hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN.
Theo đó, đối với những vướng mắc về nội dung chi, thủ tục trích lập quỹ việc quản lý, sử dụng quỹ đã có sự điều chỉnh theo hướng mở rộng hơn nội dung chi, cụ thể hơn các mục chi của quỹ và tạo cơ chế tự chủ cho DN.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ KH&CN) Nguyễn Hải Nam cho biết: ngoài hình thức chi theo nhiệm vụ KH&CN, DN có thể dùng nguồn vốn này để chi hỗ trợ phát triển; chi thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ; chi phục vụ hoạt động quản lý quỹ. Điều này đã đáp ứng sự mong mỏi của DN.
Cũng theo ông Nguyễn Nam Hải, theo quy định của Luật KH&CN năm 2013, DN có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích thành lập quỹ và thông báo thành lập quỹ cho cơ quan quản lý về KH&CN địa phương nơi DN đặt trụ sở chính.
Hiện nay, Bộ KH&CN đang chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính để sửa đổi Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN.
Theo đó, Bộ KH&CN dự kiến đề xuất sửa đổi một số điểm, trong đó có quy định về tỷ lệ trích lập quỹ phát triển KH&CN của DN Nhà nước theo hướng: DN được chủ động xác định tỷ lệ trích lập quỹ tối thiểu, nhưng không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập hàng năm để đảm bảo bình đẳng về tỷ lệ trích lập quỹ giữa các DN Nhà nước và các loại hình DN khác.
Về dự kiến sắp tới, Bộ KH&CN có phương án sửa Luật KH&CN trên tinh thần quan điểm vẫn duy trì quy định DN Nhà nước phải trích quỹ phát triển KH&CN của DN nhưng cho phép được linh hoạt quyền quyết định tỷ lệ trích lập quỹ như định hướng sửa đổi Nghị định 95.
Theo Bộ KH&CN, thực tế việc thực hiện trích lập quỹ này với các DN Nhà nước trong thời gian qua không khó mà vấn đề vướng mắc ở việc triển khai và tiêu quỹ. Bộ đã phối hợp với các bộ liên quan để giải phóng nguồn lực này, phát huy tối đa hiệu quả quỹ trong thời gian tới, cụ thể là sửa Luật KH&CN.
Theo most.gov.vn
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.