Mô hình tăng trưởng mới; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) là động lực chính; hạ tầng chất lượng quốc gia; việc đồng bộ các chính sách KH,CN&ĐMST; sự tham gia của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng; phát triển nguồn nhân lực là 6 quan điểm chính trong Dự thảo Đề án về giải pháp KH,CN&ĐMST nhằm nâng cao năng suất lao động Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng (TCĐLCL) đang xin ý kiến đóng góp hoàn thiện.
Đề án là một nhiệm vụ quan trọng của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2023 tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023 về việc khẩn trương, nghiên cứu, hoàn thiện Đề án về giải pháp KH,CN&ĐMST nhằm tăng năng suất lao động. Theo đó, ngày 26/4/2023, tại Hà Nội, Tổng cục TCĐLCL đã tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Dự thảo Đề án về giải pháp KH,CN&ĐMST nhằm nâng cao năng suất lao động”.
Toàn cảnh Hội thảo.
Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học đến từ Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và các đơn vị liên quan. Thông qua Hội thảo, các đại biểu đã kiến nghị những giải pháp KH,CN&ĐMST nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn tới.
Đoàn Chủ tịch điều hành buổi thảo luận.
Nâng cao năng suất lao động: Yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định cho biết, khác với 3 nguồn lực truyền thống (tài nguyên, lao động và vốn), KH&CN là yếu tố không bị giới hạn như đất đai hay tài nguyên, không bị hạn chế về số lượng như vốn hay lao động, là yếu tố có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển thoát khỏi bẫy “thu nhập trung bình” và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định phát biểu khai mạc Hội thảo.
Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh, giải pháp ĐMST nhằm nâng cao năng suất lao động quốc gia là yếu tố then chốt để tăng trưởng trên cơ sở KH&CN luôn được cải tiến để phù hợp với tính chất, phạm vi, quy mô của mỗi tổ chức, doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau. Nếu một quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp có giải pháp ĐMST nhằm nâng cao năng suất lao động tốt sẽ đưa đất nước phát triển, ngược lại nếu không có các giải pháp hoặc các giải pháp không hiệu quả thì sẽ bị lạc hậu và tụt lại phía sau, thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ đổ vỡ.
Tổng Thư ký APO Indra Pradana Singawinata cho rằng, để tăng năng suất lao động, Chính phủ Việt Nam cần đặt ra mục tiêu dài hạn, trong đó vai trò của nâng cao năng suất cần được chú trọng nhiều hơn và cần sự tham gia, phân công cụ thể giữa các bộ, ngành. Bên cạnh đó, Tổng Thư ký APO cũng đưa ra khuyến nghị về quản trị, tái cơ cấu, các lĩnh vực trọng tâm bao gồm ngân sách, nhân sự của tổ chức năng suất quốc gia nhằm phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam.
Tổng Thư ký APO Indra Pradana Singawinata phát biểu tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL Hà Minh Hiệp đã trình bày tổng quan “Dự thảo Đề án về giải pháp KH,CN&ĐMST nhằm nâng cao năng suất lao động”. Trong đó tập trung vào các nội dung chính: sự cần thiết; thực trạng; các hoạt động thúc đẩy năng suất; một số hạn chế; kinh nghiệm quốc tế; quan điểm; mục tiêu và giải pháp; tổ chức thực hiện... Cùng với đó, Đề án cũng nêu rõ 6 quan điểm chính trong Dự thảo gồm: mô hình tăng trưởng mới; KH,CN&ĐMST là động lực chính; hạ tầng chất lượng quốc gia; việc đồng bộ các chính sách KH,CN&ĐMST; sự tham gia của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng; phát triển nguồn nhân lực.
Dự thảo đặc biệt nhấn mạnh đến 6 mục tiêu, giải pháp nhằm tăng trưởng năng suất lao động giai đoạn 2021-2030 gồm: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy năng suất lao động dựa trên KH,CN&ĐMST; Thúc đẩy giải pháp vĩ mô góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao năng suất; Tăng cường thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao công nghệ tăng năng suất lao động; Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia để thúc đẩy nâng cao năng suất lao động; Đào tạo, bồi dưỡng và thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức về năng suất; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về năng suất.
5 lý do, 4 động cơ giúp nâng cao năng suất lao động vượt bậc
Trong bài trình bày về “Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất Việt Nam đến 2045 - đề xuất cải cách và các khuyến nghị chính sách”, PGS.TS Vũ Minh Khương - Chuyên gia APO, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh 4 động cơ giúp năng suất lao động của một quốc gia phát triển vượt bậc: Engagement (Sự cộng hưởng), Enlightenment (Sự khai sáng), Engineering (Sự kiến tạo), Evolution (Sự cải tiến). Trong đó, sức mạnh lớn nhất để đất nước có thể “cất cánh”, thúc đẩy phát triển năng suất một cách vượt bậc đó chính là tổng lực của một dân tộc.
PGS.TS Vũ Minh Khương trình bày tại Hội thảo.
Đồng thời, PGS.TS Vũ Minh Khương cũng chỉ ra 5 lý do cấp bách để tăng năng suất: năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với bình quân khu vực và thế giới; nhịp độ tăng năng suất lao động của Việt Nam trong 30 năm qua khá cao nhưng còn thấp so với tiềm năng và các nền kinh tế phát triển; dân số già; hiệu quả khai thác nguồn lực và cơ hội còn thấp; mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Bài trình bày khuyến nghị 3 kế hoạch hành động để Việt Nam tạo bước tiến vượt bậc thúc đẩy tăng năng suất bao gồm: xây dựng chiến lược năng suất quốc gia cho giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045; thiết lập các thiết chế phối thuộc và thực hiện các sáng kiến thúc đẩy tăng năng suất; đưa ra chương trình hành động để nâng cao năng suất của toàn xã hội và trên mọi ngành kinh tế.
Các đại biểu cũng được nghe phần giới thiệu về APO và hoạt động của APO tại Việt Nam của ông Arsyoni Buana - Ban Thư ký APO. Được biết trong năm nay, một số dự án như: Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực thể chế cho các tổ chức phi lợi nhuận; Diễn đàn năng suất quốc gia; Nhiệm vụ nghiên cứu về năng suất xanh hay nghiên cứu về thực hành quản lý tốt sẽ được tiếp tục triển khai.
Ông Arsyoni Buana - Ban Thư ký APO trình bày tại Hội thảo.
Trong khuôn khổ Hội thảo, Tổng Thư ký APO Indra Pradana Singawinata đã trao tặng sách “Chiến lược và Khuyến nghị nâng cao năng suất Việt Nam” cho Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định.
Tổng Thư ký APO Indra Pradana Singawinata trao tặng sách cho Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định
Theo most.gov.vn
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Đó là chủ đề của Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Quốc gia - TECHFEST 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại thành phố Hải Phòng do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tổ chức.
Chiều ngày 01/11/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định 06 dự án đổi mới công nghệ. Bà Chu Thị Bích Thủy – Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.