Ngày 2/10/2023, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở Thụy Điển đã trao cho Katalin Karikó, nhà hóa sinh người Mỹ gốc Hungary và nhà khoa học-bác sĩ người Mỹ Drew Weissman, giải thưởng Nobel y học năm 2023 cho công trình nghiên cứu dẫn đến sự phát triển của vắc-xin mRNA ngừa Covid-19.
Theo Hội đồng Nobel, nghiên cứu của hai nhà khoa học về việc thay đổi các phân tử nucleoside ở dạng sống đã cho phép phát triển các loại vắc xin mRNA ngừa Covid-19 hiệu quả. Thông qua những phát hiện đột phá làm thay đổi căn bản hiểu biết của chúng ta về cách mRNA tương tác với hệ miễn dịch, nhóm nghiên cứu đã góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển vắc xin nhanh chưa từng có trong bối cảnh một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người thời hiện đại ập đến.
Vắc-xin hoạt động bằng cách kích thích tạo phản ứng miễn dịch đối với một mầm bệnh cụ thể, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh trong trường hợp tiếp xúc lần sau. Các loại vắc-xin được sử dụng rộng rãi trong đại dịch Covid-19, đều dựa vào các vi khuẩn đã chết hoặc bị suy yếu như vi-rút.
Trong những thập kỷ gần đây, tiến bộ trong lĩnh vực sinh học phân tử cũng đã cho phép phát triển vắc-xin dựa vào các thành phần vi-rút riêng lẻ chứ mà không phải toàn bộ vi-rút. Trong những loại vắc-xin này, các phần mã di truyền của vi rút mã hóa các protein trên bề mặt vi rút, được sử dụng để tạo ra các protein kích thích hình thành các kháng thể ngăn chặn vi rút trong cơ thể.
Tuy nhiên, việc sản xuất vắc xin dựa vào protein từ vi-rút đòi hỏi phải nuôi cấy tế bào trên quy mô lớn và cần nhiều nguồn lực, cản trở tốc độ sản xuất nhanh vắc xin. Vì vậy, các nhà khoa học đã tận dụng một quá trình tự nhiên trong cơ thể, qua đó, thông tin di truyền mã hóa trong DNA được chuyển đến một phân tử gọi là RNA thông tin (mRNA), được sử dụng làm khuôn mẫu để sản xuất protein.
Trong nhiều thập kỷ qua, TS. Karikó đã đưa ra các phương pháp sử dụng tiềm năng trị liệu của mRNA. TS. Karikó đã phối hợp với nhà miễn dịch học Drew Weissman để tập trung vào cách các loại RNA khác nhau tương tác với hệ miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét các tế bào đuôi gai của hệ miễn dịch có chức năng quan trọng trong quá trình giám sát của hệ miễn dịch và kích hoạt các phản ứng do vắc-xin gây ra trong cơ thể. Họ đã tạo ra các biến thể khác nhau của mRNA, mỗi biến thể có những thay đổi hóa học độc đáo và đã thử nghiệm tác dụng của chúng trên các tế bào đuôi gai. Kết quả cho thấy các phản ứng viêm gần như bị loại bỏ chỉ với những thay đổi nhỏ đối với mRNA, dẫn đến sự thay đổi mô hình về cách các nhà khoa học hiểu về hệ miễn dịch. Phát hiện này đã mở đường cho việc tăng cường sản sinh protein trong cơ thể bằng cách sử dụng mRNA. Kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học này đã được công bố vào năm 2005, một thập kỷ rưỡi trước đại dịch Covid-19 bùng phát.
Các loại vắc xin, được phát triển dựa vào phát hiện của TS. Kariko và TS. Weissman, đã cứu sống “hàng triệu người và ngăn ngừa tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn ở nhiều người”, cho phép xã hội trở lại điều kiện bình thường.
N.P.D (NASATI), theo https://www.independence.co.uk/news/science/nobel-prize-medicine-covid-vaccine-b2422247.html, 2/10/2023
Theo vista.gov.vn
PhuthoPortal - Ngày 3/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 16/01/2025, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các Viện - Trung tâm trực thuộc Bộ KH&CN đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị không chỉ là dịp để nhìn lại những kết quả đã đạt được trong năm qua mà còn xác định rõ những hướng đi, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm cho năm mới.
Tối 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân chủ trì tiệc của Chính phủ Việt Nam chiêu đãi Đoàn Ngoại giao nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Việt Nam; Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam cùng các Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội cùng phu nhân,...
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 mở cổng đăng ký từ 15/1 với tổng giá trị giải gần 1 tỷ đồng, dành cho nhà khoa học chuyên, không chuyên và doanh nghiệp.
Chiều ngày 13/1/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Ứng dụng công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý nước uống tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện. Ths. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy, trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Thứ trưởng kỳ vọng các thương hiệu công nghệ sẽ tiếp tục mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đồng thời kết hợp sản xuất và nghiên cứu tại Việt Nam để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.