Sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng có vai trò quan trọng trong các hoạt động của đời sống xã hội và phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xác định được vai trò quan trọng đó, Cục SHTT đã nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào kết quả chung của ngành khoa học và công nghệ (KH&CN).
Đó là khẳng định của ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 diễn ra ngày 26/12/2023 tại Hà Nội.
Công cụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và quốc gia
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục SHTT Trần Lê Hồng cho biết, năm 2023, trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật về SHTT, Cục đã hoàn thành việc xây dựng và trình ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT và Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định các biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
Phó Cục trưởng Cục SHTT Trần Lê Hồng báo cáo tại Hội nghị.
Công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về SHTT được duy trì và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của đất nước, của Bộ KH&CN nói chung và Cục nói riêng. Cục đã tham gia đàm phán nội dung về SHTT trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Bên cạnh đó, công tác phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được Cục quan tâm, thúc đẩy triển khai trong năm 2023 như hỗ trợ xác lập quyền SHCN thông qua việc cấp 202 Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và 07 GCN đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc thù của địa phương.
Ngoài ra, Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh đã tích cực tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ phát triển TSTT cho các tổ chức, cá nhân và các địa phương trong khu vực; tổ chức đào tạo, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về SHTT; phối hợp với các Sở KH&CN và các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về SHTT, thúc đẩy và phát triển hoạt động sáng kiến và sáng tạo của địa phương.
Với các kết quả đã đạt được trong năm 2023 cho thấy, hoạt động của Cục SHTT ngày càng trở nên gắn kết với hoạt động của các bộ, ngành và địa phương, đưa SHTT trở thành một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tiếp cận mới, sáng tạo hơn để nâng cao vai trò của SHTT đối với KH,CN&ĐMST
Toàn cảnh Hội nghị.
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị trực thuộc Cục đã trao đổi, thảo luận về các giải pháp nhằm đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, các ý kiến đều cho rằng, Cục cần tổ chức triển khai có hiệu quả Luật SHTT năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng và triển khai kế hoạch xử lý đơn SHCN nhằm thực hiện Nghị quyết số 100/2023/QH15 của Quốc hội, hướng đến năm 2026 đưa thời gian thẩm định đơn về đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; đảm bảo hoàn thành số lượng đơn SHCN được giao xử lý trong kế hoạch năm 2024.
Bên cạnh đó, Cục tiếp tục chủ động tham gia đàm phán và bảo đảm thi hành hiệu quả nội dung SHTT trong các điều ước quốc tế; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực quốc tế nhằm triển khai có hiệu quả Luật SHTT, Chiến lược SHTT; tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Cục; tăng cường quản lý nhà nước về công tác phát triển TSTT; tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong Chiến lược SHTT đến năm 2030, Chương trình Phát triển TSTT đến năm 2030 và kế hoạch phối hợp hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài và các Chương trình quốc gia khác...
Cục trưởng Lưu Hoàng Long phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Cục trưởng Lưu Hoàng Long cho biết, năm 2023 hoạt động của Cục SHTT có nhiều điểm sáng trong công tác xây dựng pháp luật về SHTT, hội nhập quốc tế, phát triển TSTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội… Cục trưởng cho biết, nhiệm vụ trong năm 2024 còn rất nặng nề, tập thể Lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của Cục SHTT cần phải nghiên cứu, có cách tiếp cận mới, sáng tạo hơn để nâng cao vai trò của SHTT đối với KH,CN&ĐMST, để SHTT thực sự là công cụ hữu hiệu phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ và Lãnh đạo Bộ KH&CN giao.
Theo most.gov.vn
Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với 73 điều, có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
Không chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, sẵn sàng thu hút nhân tài, công nghệ và nguồn vốn toàn cầu. Những định hướng lớn từ Nghị quyết số 57 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị đang tạo nền tảng vững chắc để đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo năng động hàng đầu khu vực.
Hai nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) của FPT đặt tại Nhật Bản và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 36 và 38 trong bảng xếp hạng Top 500 về siêu máy tính hiệu năng cao công bố tháng 6/2025.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Phú Thọ đã và đang có những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình số hóa. Một trong những điểm nhấn quan trọng là việc triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số ....
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Liên kết trang
0
2
0