Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới, song cho đến nay, giáo dục Đại học ở Việt Nam vẫn chưa khắc phục được những hạn chế, yếu kém của mình. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế yêu cầu bức thiết theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng, khóa XI. Tuy nhiên, đổi mới như thế nào để có thể vừa nâng cao chất lượng, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế. Cho đến nay, giáo dục Đại học mới chỉ được đánh giá thông qua điểm số của sinh viên trong các kỳ thi. Nhưng khó có thể nói rằng, kết quả thi phản ánh chính xác chất lượng đào tạo khi đề thi do người dạy ra, bài thi người dạy chấm, nội dung thi lặp lại những điều thầy đã dạy trên lớp. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi thường quá cao. Đào tạo sau Đại học còn dễ dãi, nể nang. Tình trạng chạy điểm, học hộ, thi hộ, sao chép luận văn, luận án,... còn diễn ra phổ biến và chưa được xử lý nghiêm. Bởi vậy, chỉ có thể đánh giá chất lượng đào tạo qua khả năng hòa nhập của nhân lực vào thị trường lao động. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong khoảng 20.000 sinh viên ra trường mỗi năm, chỉ 50% kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong số tìm được việc, chỉ có 30% làm đúng ngành nghề đào tạo. Mặc dù vậy, ngay con số này cũng phải đào tạo lại về các kỹ năng mềm. Năng lực sáng tạo của các cơ sở giáo dục Đại học hiện vẫn còn yếu. Mặc dù hoạt động NCKH đã được quan tâm và có nhiều kết quả khả quan, nhưng số lượng sáng chế, phát minh có giá trị, số lượng công bố quốc tế còn rất ít. Trong 5 năm (2005-2010), cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp. Ở nước nào cũng vậy, Đại học là nơi đào tạo các nhà khoa học và là nơi đóng góp phần lớn các phát minh, sáng chế. Số lượng ít ỏi này ở Việt Nam nói lên sự hạn chế về năng lực sáng tạo của các cơ sở giáo dục Đại học nước ta và của nhân lực mà hệ thống ấy đào tạo ra. Nguyên nhân của các yếu kém, bất cập nói trên, theo Gs.Ts. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban VH-GD của Quốc hội là do quy mô đào tạo tăng quá nhanh, không tương xứng với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Phương thức giáo dục không phù hợp với yêu cầu dạy nghề, học nghề, không phát huy được năng lực sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, ngân sách chưa đảm bảo được yêu cầu tối thiểu của GDĐH, trong khi phải dàn trải để đáp ứng quy mô phát triển quá nhanh. Nền kinh tế và chính sách nhân lực chưa tạo ra động lực nâng cao chất lượng đào tạo. Phương thức giáo dục lạc hậu là nguyên nhân trực tiếp nhất, nhưng việc khắc phục nó lại hết sức khó khăn và trì trệ. Để có thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Đại học, theo Gs. Nguyễn Minh Thuyết, cần phải điều chỉnh mục tiêu giáo dục và xây dựng một nền giáo dục Đại học thực học và dân chủ. Thực học có nghĩa là học những điều thiết thực, học gắn với hành, với yêu cầu của thị trường lao động. Các trường phải đổi mới chương trình, phương thức đào tạo, liên kết với doanh nghiệp để trong quá trình học, sinh viên có điều kiện vừa học vừa làm. Thực học phải đi đôi với dân chủ, trước hết là đảm bảo quyền, trách nhiệm của xã hội tham gia phát triển, quản lý giáo dục và thụ hưởng thành quả phát triển giáo dục. Dân chủ còn có nghĩa là tạo điều kiện cho người dạy, người học sáng tạo và phát triển. Có như vậy thì giáo dục và xã hội mới tạo ra được những lớp người dám nghĩ, dám làm. Theo Gs. Ts. Đặng Ứng Vạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình (Hà Nội), cần phải tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà nước, đảm bảo dân chủ trong nhà trường, trao quyền và phân cấp cho các trường. Pgs.Ts. Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội tâm lý xã hội Việt Nam nhấn mạnh đến việc phải tăng cường công tác NCKH trong các trường đại học. NCKH không chỉ bó hẹp trong một trường mà cần phải có những đề tài liên khoa, liên trường, liên quốc gia, như vậy mới tập hợp được lực lượng nghiên cứu có năng lực tham gia các công trình khoa học lớn. Bên cạnh đó, cần thay đổi cách đánh giá giảng viên với 2 tiêu chí là giảng dạy và NCKH. Nội dung NCKH và chuyển giao công nghệ cần được mở rộng ở nhiều lĩnh vực. Các kết quả có giá trị cao cần được triển khai vào thực tiễn
baophutho.vnNgày 24/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc và kiểm tra thực tế công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Phú Thọ.
PhuthoPortal - Ngày 23/6/2025, đồng chí Nguyễn Mạnh Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh Phú Thọ đi kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Cùng đi có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng UBND tỉnh; đại diện Công an tỉnh.
PhuthoPortal - Kỳ thi THPT đầu tiên theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 27/6/2025. Mặc dù đang gấp rút triển khai tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, nhưng tỉnh Phú Thọ đã quan tâm, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo mọi mặt để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế, tạo thuận lợi cho thí sinh.
UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến giáo giục pháp luật giai đoạn 2025-2030”
Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.
Liên kết trang
0
2
0