Thời gian qua, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, với quy mô, lĩnh vực hoạt động ngày càng đa dạng. Nhờ tinh thần nỗ lực vượt khó, năng động, sáng tạo, các doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Phú Thọ đã duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước lớn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Công ty cổ phần Giấy Việt Trì ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong hoạt động sản xuất
Công ty cổ phần Giấy Việt Trì (thành phố Việt Trì) có lịch sử hơn 60 năm xây dựng và phát triển. Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do chi phí nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm và giá bán sản phẩm giảm sâu, nhưng nhờ đổi mới công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong sản xuất, kinh doanh và quản trị nội bộ, nên hiệu quả, năng lực cạnh tranh của Công ty cả về sản lượng, chất lượng đã được nâng lên, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường ngành giấy trong nước.
Công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu, cải tiến thiết bị máy móc sản xuất, chủ động ứng dụng công nghệ mới hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm giấy chất lượng, vừa bảo đảm sức khỏe người sử dụng, vừa giảm thiểu tác động đến môi trường. Từ dây chuyền sản xuất cũ theo công nghệ nấu tẩy gây ô nhiễm môi trường, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì đã chuyển sang sử dụng nguyên liệu tái chế và nhập khẩu; chuyển từ đốt lò bằng than sang đốt lò bằng phụ phẩm của ngành chế biến gỗ, giúp giảm thiểu tác hại từ việc phát thải các bon, hạn chế tác động đến môi trường.
Lựa chọn phương án đầu tư đúng hướng, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực, sản lượng tăng từ 100.000 tấn (năm 2020) lên 150.000 tấn vào năm 2023. 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng đạt 118.555 tấn; doanh thu đạt 1.268 tỷ đồng; đóng góp vào ngân sách tỉnh 63 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 437 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 12,7 triệu đồng/người/tháng.
Công ty TNHH Điện tử BYD Việt Nam trao 1 tỷ đồng ủng hộ tỉnh Phú Thọ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra
Với nhiều chính sách thu hút đầu tư, Phú Thọ đang khẳng định là điểm đến của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Công ty TNHH Điện tử BYD Việt Nam (Khu công nghiệp Phú Hà) chính thức đi vào sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2022 với hoạt động chủ yếu là lắp giáp máy tính bảng. Nhờ môi trường đầu tư thuận lợi nên sau khi hoàn thành mục tiêu đầu tư giai đoạn 1, Tập đoàn BYD đã quyết định tiếp tục đầu tư dự án xây dựng nhà máy BYD Việt Nam giai đoạn 2 tại Phú Thọ với số vốn đầu tư gần 1.988,1 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, kinh doanh, khai thác và phát triển một số sản phẩm mới như: Sản xuất, lắp ráp bảng mạch điện tử của máy tính, máy tính bảng, bàn phím; sản xuất mô-đun 5G, modem máy tính và điện thoại di động; sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm bằng nhựa, các thiết bị bay không người lái siêu nhẹ (flycam)…
Ông LEO SU - Giám đốc Công ty TNHH Điện tử BYD Việt Nam cho biết: Sau 3 năm kể từ khi chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy, Công ty luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh Phú Thọ, nhất là trong hoàn thiện thể chế, dỡ bỏ các rào cản trong đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính. Ngoài môi trường đầu tư thông thoáng, các yếu tố hạ tầng và công nghệ ngày càng đồng bộ, lực lượng lao động dồi dào có chất lượng cũng là yếu tố quan trọng để chúng tôi lựa chọn mở rộng ngành nghề sản xuất và xác định gắn bó lâu dài với Phú Thọ.
Hiện nay, Công ty TNHH Điện tử BYD Việt Nam có trên 11.000 lao động. Năm 2023, doanh thu Công ty đạt 1,3 tỷ USD. Với dự phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như ngành nghề sản xuất kinh doanh, dự kiến năm 2024, Công ty sẽ đạt doanh thu 2,8 tỷ USD; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 4,5 tỷ USD. Hoạt động sản xuất kinh doanh khởi sắc, Công ty TNHH Điện tử BYD Việt Nam tích cực tham gia vào hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh với nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa.
Công ty TNHH YI DA Việt Nam quan tâm bảo đảm đời sống, việc làm cho người lao động
Công ty TNHH YI DA Việt Nam (Khu công nghiệp Cẩm Khê) chính thức hoạt động sản xuất từ tháng 5/2018 với tổng vốn đầu tư 22,56 triệu USD với ngành nghề sản xuất may mặc xuất khẩu sản phẩm Denim (Jeans). Xác định nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Công ty TNHH YI DA Việt Nam luôn chú trọng quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động bằng việc tích cực cải thiện môi trường làm việc, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, ngày càng tiến bộ. Nhờ đó, Công ty được vinh danh là Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2023 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Ông Andy Chen - Phó Giám đốc điều hành Công ty TNHH YI DA Việt Nam cho biết: Để nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất, đặc biệt là ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường làm việc thuận lợi, đoàn kết tập hợp đoàn viên thanh niên, người lao động tích cực học tập, rèn luyện, thi đua lao động sản xuất, góp phần hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đến nay, Công ty có tổng số 36 chuyền may, tạo việc làm cho gần 5.000 lao động với thu nhập bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng; năm 2023 nộp ngân sách Nhà nước hơn 49 tỷ đồng.
Có thể thấy, trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn song với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp cùng sự đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh đã giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô ngày càng lớn mạnh, bền vững. Qua đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho công nhân, lao động; đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm vì cộng đồng, đóng góp tích cực cho công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo phutho.gov.vn
Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) là bộ chỉ số tổng hợp duy nhất hiện nay cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương.
Việt Nam - quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động, theo CNN.'
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.