Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 29/03/2023
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Đề án 06 của Chính phủ – những điều cần biết


Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06).

Mục tiêu của Đề án: Mục tiêu tổng quát của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ CCCD gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Tương ứng với đó là danh mục 52 nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương với các mốc thời gian hoàn thành rất cụ thể.

Lợi ích mà người dân, doanh nghiệp được hưởng từ việc triển khai Đề án: Khi Đề án 06 được triển khai, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Đặc biệt, khi hệ thống định danh và xác thực điện tử được đưa vào sử dụng sẽ là nền tảng để phát triển hệ sinh thái số trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn kết với chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm thông tin, dữ liệu điện tử chỉ cần cung cấp, số hóa một lần. Mỗi người dân và doanh nghiệp được cung cấp tài khoản định danh điện tử để phục vụ các giao dịch trên môi trường điện tử gắn với các hệ sinh thái chữ ký số, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử… tạo ra điều kiện cho công dân và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với các tổ chức tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử… kết nối, sử dụng các ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử thì các tài khoản người dùng đều được xác thực đảm bảo đúng với danh tính của từng công dân tạo sự minh bạch, góp phần trong công tác đấu tranh, phòng, chống rửa tiền, giảm gian lận và lừa đảo trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, định danh và xác thực điện tử cũng rất có ý nghĩa với lĩnh vực thuế. Từ đây với mỗi mã số thuế cá nhân sẽ được gắn đúng cho công dân theo số định danh cá nhân, mã số thuế doanh nghiệp sẽ được gắn đúng theo pháp nhân chịu trách nhiệm; qua đó làm giảm tối đa tình trạng trốn thuế, tránh thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Một lĩnh vực nữa sẽ được hưởng lợi từ hệ sinh thái số này đó là bảo hiểm. Căn cứ theo từng số định danh cá nhân của công dân sẽ được cấp mã bảo hiểm xã hội, mã bảo hiểm y tế giúp thông tin minh bạch, xác định được đúng đối tượng được hưởng chính sách.

Những điều cần biết về định danh và xác thực điện tử: Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia do Bộ Công an phát triển (cụ thể là ứng dụng VNEID). Khi công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ được hưởng những lợi ích như: Thực hiện các dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia) các thông tin cá nhân sẽ được tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết; Có thể cung cấp, chia sẻ, đảm bảo chính xác thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã QRcode hoặc giải pháp kỹ thuật khác khi hệ thống của bên thứ 3 đủ điều kiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử; Thay thế CCCD vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia (giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế,...); Thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…).

Do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc được Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý nên không thể giả mạo, đảm bảo chính xác và duy nhất. Vì vậy, khi công dân thực hiện các giao dịch điện tử sẽ thuận tiện và an toàn. Trong thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng định danh và xác thực điện tử, triển khai Đề án 06 thì việc đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử ngày càng cần thiết và mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho người dân.

Với vai trò nòng cốt, gương mẫu, đi đầu, Bộ Công an đã và đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đã đề ra lộ trình thực hiện Đề án 06 với mục đích phát huy cao nhất giá trị của dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp CCCD gắn chíp điện tử để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, trên tinh thần tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc và quyền lợi của người dân, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm. Sự đồng thuận của các cấp, các ngành, cán bộ công nhân, viên chức và các tầng lớp nhân dân cùng sự vào cuộc của chính quyền các cấp trong quá trình triển khai thực hiện sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ cũng như phát huy tối đa những lợi ích mà Đề án 06 mang lại cho đất nước, cho nhân dân.

 

Lượt xem: 208



BÀI VIẾT KHÁC
Phát triển KH,CN&ĐMST vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Ưu tiên yếu tố con người và hạ tầng kỹ thuật
Phát triển KH,CN&ĐMST vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Ưu tiên yếu tố con người và hạ tầng kỹ thuật

Việc xây dựng chính sách đặc thù, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, khơi thông tất cả nguồn lực, giải quyết những bài toán cụ thể cho địa phương là một trong những điểm mấu chốt để tăng cường hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB).

Ngày 04/11/2024
Nghiệm thu Dự án :“Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất góp phần xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ”
Nghiệm thu Dự án :“Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất góp phần xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ”

Sáng ngày 29/10/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu Dự án :“Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất góp phần xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ”. Hội đồng do ThS. Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.

Ngày 29/10/2024
TECHTRAVERSE 2024 - NGÀY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO MỞ
TECHTRAVERSE 2024 - NGÀY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO MỞ

Với chủ đề “Bridging Technology Gaps, Enhancing Value Chains”, Ngày Đổi Mới Sáng Tạo Mở 2024 (Open Innovation Day - OID 2024) được tổ chức với mục tiêu quy tụ các nhà hoạch định chính sách chính phủ, các bên liên quan trong ngành, các nhà nghiên cứu đổi mới sáng tạo, và các startup nhằm phát triển những giải pháp đột phá cho các thách thức cấp bách đang ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trên cả quy mô quốc gia, cấp tỉnh, và trong các ngành công nghiệp.

Ngày 29/10/2024
Thảo luận tại Tổ về tình hình kinh tế - xã hội
Thảo luận tại Tổ về tình hình kinh tế - xã hội

Sáng 26/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương tiến hành thảo luận tại Tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Ngày 27/10/2024
Thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX
Thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX

Ngày 25/10, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 10 để thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX.

Ngày 27/10/2024
Ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đến năm 2030
Ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đến năm 2030

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1236/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 27/10/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0