Sáng ngày 2/11/2023, Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Hải - Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận.
ĐBQH tỉnh Nguyễn Thành Nam thảo luận tại hội trường về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024
Thảo luận về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, đại biểu Nguyễn Thành Nam - TUV, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ chia sẻ chủ trương tăng bổ sung cân đối ngân sách địa phương hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn ở địa phương. Trong giai đoạn ngân sách 2022 - 2025, một số chính sách do trung ương ban hành chưa kịp bố trí trong ngân sách địa phương ngay trong đầu giai đoạn ổn định ngân sách dẫn đến việc ngay sau khi chính sách có hiệu lực thi hành, các địa phương phải sử dụng nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ khác để kịp thời chi trả chế độ cho đối tượng phù hợp. Đến nay, một số chính sách, chế độ mới do trung ương ban hành và thực hiện làm tăng chi ngân sách địa phương rất lớn.
Theo đại biểu, điều này gây áp lực lớn cho các địa phương, cụ thể: Chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định tại Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ và được thay thế tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023, người hoạt động ở thôn bản, tổ dân phố có không quá 3 chức danh, gồm: Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Trưởng ban công tác mặt trận được hưởng phụ cấp hằng tháng; trường hợp luật có quy định khác, thực hiện theo quy định của luật đó. Theo đó, ngân sách trung ương đã xây dựng mức khoán để đảm bảo cho 3 chức danh nêu trên.
Đối với các chức danh còn lại như: Thôn đội trưởng, công an viên, y tế thôn bản, ban bảo vệ dân phố, đội trưởng, đội phó dân phòng không thuộc chức danh người hoạt động không chuyên trách ở khu dân cư. Tuy nhiên, các văn bản quy định chế độ chính sách của các chức danh này đang còn hiệu lực. Để đảm bảo ổn định chế độ chính sách cho các chức danh này được Chính phủ quy định, văn bản đang còn hiệu lực, ngân sách địa phương đang phải bố trí để duy trì, nhằm ổn định an ninh trật tự ở cấp xã và khu dân cư.
Đề cập chính sách tăng lương cơ sở, đại biểu Nguyễn Thành Nam cho rằng, nhiều địa phương căn cứ vào tình hình thực tế và nguồn lực ngân sách địa phương đã ban hành một số chính sách cho các đối tượng cụ thể theo lương cơ sở như: Chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế do cấp huyện, cấp tỉnh đang hợp đồng tại các cơ sở giáo dục công lập để đảm bảo tỷ lệ giáo viên đứng lớp; chính sách chi trả phụ cấp cho khuyến nông viên cơ sở; chính sách chi phụ cấp kiêm nhiệm cho HĐND các cấp. Mặt khác, thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, nhiều cán bộ dôi dư phải có chính sách hỗ trợ vẫn chưa giải quyết xong...
Đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét đồng ý với đề xuất của Chính phủ tăng bổ sung cân đối cho các địa phương 2% so với dự đoán năm 2023 để giảm bớt khó khăn cho các địa phương đang nhận cân đối từ ngân sách trung ương.
Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm, các ĐBQH đã tham gia nhiều ý kiến quan trọng, tâm huyết về ngân sách nhà nước, tài chính quốc gia, an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo phutho.gov.vn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.