Tại hội thảo “Chuyển đổi số với công nghệ mở tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)” do Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ KH&CN) tổ chức ngày 12/12/2019, các đại biểu đều có chung nhận định, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mở, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
Mục tiêu của Hội thảo nhằm liên kết các cá nhân, tổ chức tham gia trong lĩnh vực công nghệ mở chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin để cùng nhau hợp tác và phát triển. Hội thảo đã thu hút nhiều đại biểu là các cán bộ quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực công nghệ mở.
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, ông Ngô Minh Phước - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ KH&CN) đã khái quát một số đặc trưng của cuộc CMCN 4.0; chỉ ra các công nghệ cốt lõi và mức độ ảnh hưởng của CMCN 4.0; nêu lên thực trạng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mở tại Việt Nam hiện nay. Theo ông Ngô Minh Phước, để có thể triển khai ứng dụng công nghệ mở tại Việt Nam thành công, trước mắt cần thực thi các nhiệm vụ sau: cần xây dựng các chính sách, quy định về nguồn mở, chuẩn mở, dữ liệu mở để xây dựng khung hướng dẫn, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp có thể định hướng về xu thế phát triển công nghệ mở của Việt Nam trong tương lai; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ mở để triển khai ứng dụng các công nghệ lõi của CMCN 4.0; khuyến khích đưa việc sử dụng và đào tạo về phần mềm mã nguồn mở vào trong trường đại học và cao đẳng. Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã được chia sẻ và trao đổi về các giải pháp công nghệ phát triển trên nền tảng công nghệ mở như: Giải pháp trong lĩnh vực môi trường (PAM AIR), Giải pháp về nông nghiệp thông minh…
Theo most.gov.vn
Cải cách hành chính (CCHC) là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược được đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) chỉ đạo trong phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ
Thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thời gian qua, UBND xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn đã xây dựng văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Cần triển khai đồng bộ các giải pháp, tập hợp mọi nguồn lực để thực hiện đầy đủ, hiệu quả những nhiệm vụ của Bộ được giao thuộc các Chương trình, Kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính (CCHC). Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông về công tác CCHC đến các đơn vị thuộc Bộ và truyền thông những kết quả, đóng góp của khoa học và công nghệ (KH&CN) đến người dân nhằm lan tỏavà nâng cao nhận thức của người dân và xã hội...
Tìm hiểu chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các văn bản của Trung ương, của tỉnh, trọng tâm là 06 nội dung tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 1782/KH-UBND ngày 05/5/2021 của UBND tỉnh về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 15/7/2024, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ (Ban chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ Tám - Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ CCHC 6 tháng cuối năm 2024. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 19/6/2024, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ ban hành Báo cáo số 86/BC-BCĐCCHC về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Phú Thọ 6 tháng đầu năm 2024