Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.
Hội thảo được tổ chức với 2 Phiên: Tại Phiên toàn thể, Bộ KH&CN phổ biến triển khai kế hoạch hành động của Bộ KH&CN triển khai thực hiện Nghị quyết số 189 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị; báo cáo chuyên sâu và quy định liên quan về quản lý các lĩnh vực CNSH, nông nghiệp và y tế; giới thiệu 3 khung chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30; Phiên chuyên ngành với 3 hội thảo chuyên đề liên quan đến 3 Chương trình.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lưu Quang Minh, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN cho biết, qua hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50 của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, tạo ra những cơ hội và đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường, quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, CNSH phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực CNSH chưa đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội trong bối cảnh KH&CN phát triển mạnh mẽ.
Ông Lưu Quang Minh, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN phát biểu tại Hội thảo.
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chịnh trị về phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đã đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền CNSH phát triển trên thế giới, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về CNSH thuộc nhóm đứng đầu khu vực Châu Á; xây dựng ngành CNSH trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực cho GDP quốc gia. Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ, Bộ KH&CN đã xây dựng, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 14 chương trình KH&CN quốc gia, bên cạnh đó là 20 chương trình KH&CN quốc gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN ký ban hành.
Hiện nay, sau 2 đợt kêu gọi, số lượng đề xuất khá nhiều nhưng tỉ lệ đề xuất hình thành các nhiệm vụ còn thấp. Thời gian tới, Bộ KH&CN mong muốn các nhà khoa học, chuyên gia đồng hành cùng Bộ KH&CN đẩy mạnh triển khai các chương trình KH&CN nói chung trong đó có 3 chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30. Bộ KH&CN sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia thực hiện hiệu quả các chương trình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị.
Tại Hội thảo, chia sẻ thực trạng nghiên cứu CNSH ứng dụng trong nông nghiệp, TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giai đoạn 2005-2020 ngành nông nghiệp thực hiện 279 nhiệm vụ. Bà Thủy cho rằng, sự tham gia của các doanh nghiệp vào các đề tài nghiên cứu, phục vụ hoạt động thương mại hóa đang thiếu và thời gian tới cần có cơ chế đặc thù hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Theo GS.TS Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển CNSH” (KC.12/21-30), để có những nghiên cứu quy mô, chuyên sâu hơn, nhà khoa học cần hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp trong thực hiện các đề tài nghiên cứu. Hiện nay, sự tham gia của doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN còn thiếu vắng. Do đó, khung chương trình KC.12/21-30 đặt mục tiêu 50% các nhiệm vụ có doanh nghiệp tham gia, trên 20% nhiệm vụ do doanh nghiệp chủ trì để thúc đẩy liên kết giữa nhà khoa học và doanh nghiệp.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tập trung thảo luận về các nội dung: Tiến bộ của CNSH hiện đại trong nông nghiệp trước bối cảnh an ninh lương thực và biến đổi khí hậu; Định hướng ưu tiên và các quy định trong nghiên cứu KH&CN của ngành y tế; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y tế; Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong nghiên cứu phát triển thuốc dược liệu; Ứng dụng kỹ thuật CNSH trong chọn tạo giống cây trồng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Nghiên cứu ứng dụng hệ gen, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo cho chọn tạo giống cây trồng...
Theo most.gov.vn
Sáng ngày 22/11, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu Dự án: “Xây dựng mô hình nuôi lợn nái sinh sản giống bản địa và nuôi thương phẩm con lai giữa giống lợn bản địa huyện Yên Lập với giống lợn Duroc theo hướng an toàn sinh học”. Dự án do Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Sơn Thủy chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Đỗ Xuân Hoàn - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).