Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 04/07/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Đào tạo nguồn nhân lực: Bước chuẩn bị cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn


Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và các yếu tố cần thiết để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn. Để nắm bắt và hiện thực hoá được cơ hội phát triển ngành công nghiệp này, Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực; đồng bộ hạ tầng điện, nước, giao thông, cáp quang, công nghệ thông tin; chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn.

Công ty TNHH Hanyang Digitech Vina (Khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ) chuyên sản xuất chất bán dẫn và bộ nhớ dành cho máy tính, máy chủ là doanh nghiệp FDI có quy mô xuất khẩu lớn nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay

Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và đang được triển khai có hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, trong đó xác định công nghiệp bán dẫn là ngành công nghệ cao, được ưu tiên. Đặc biệt, Kết luận số 64-KL/TW, ngày 18/10/2023 của Hội nghị lần thứ Tám BCH Trung ương Đảng khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2023 - 2024 đã nêu: “Tập trung đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chíp bán dẫn đến năm 2025 và năm 2030”.

Để đáp ứng nguồn nhân lực bán dẫn, cả nước cần đào tạo 10.000 kỹ sư mỗi năm. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, xây dựng Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Tại hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn vào ngày 24/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đào tạo nhân lực là 1 trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, bên cạnh 4 trụ cột khác là xây dựng hạ tầng, hoàn thiện thể chế, huy động nguồn lực và xây dựng hệ sinh thái phát triển. Thủ tướng Chính phủ yêu các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp phải coi phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá về đào tạo nguồn nhân lực, cần đầu tư cho xứng tầm đột phá này; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiện phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Hoa Kỳ về phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó nhấn mạnh đến việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Các tập đoàn hàng đầu (NVIDIA, Samsung, Synopsys…) cũng có sự quan tâm, định hướng nghiên cứu, đầu tư, phát triển, hướng tới xây dựng “cứ điểm” sản xuất bán dẫn tại Việt Nam.

Việt Nam cũng đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Lạc và nhiều khu công nghệ thông tin tập trung. Nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin đang có định hướng phát triển trong lĩnh vực này (Viettel, VNPT, FPT…), có thể phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng như sử dụng chính nguồn nhân lực của những doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, cả nước có khoảng 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, có khả năng chuyển đổi để đào tạo nhân lực bán dẫn; có 35 cơ sở đào tạo đang đào tạo các ngành có liên quan đến công nghiệp bán dẫn. Năm 2024, nhiều trường đại học công bố mở các ngành học mới trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Sinh viên Khoa Kỹ thuật - Công nghệ (Trường Đại học Hùng Vương) thực tập tại Công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ (Khu Công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì)

Lĩnh vực công nghiệp bán dẫn gồm có các công đoạn thiết kế, chế tạo, đóng gói và thử nghiệm. Theo báo cáo của Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), giá trị của công đoạn thiết kế chiếm 53%, công đoạn đóng gói kiểm thử chiếm 6%, công đoạn sản xuất và công đoạn khác chiếm khoảng 41%. Với bối cảnh hiện nay, giai đoạn đầu Việt Nam tập trung đào tạo nguồn nhân lực để tham gia công đoạn thiết kế, đóng gói, kiểm thử và một số công đoạn khác liên quan đến sản xuất thiết bị, vật liệu, hóa chất.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn: Hai khâu trong ngành công nghiệp bán dẫn mà Việt Nam có lợi thế là thiết kế; đóng gói, kiểm thử. Các trường đang rất cần dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực bán dẫn để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo hiệu quả. Đặc biệt, cần có chính sách ưu tiên cụ thể cho các bên tham gia “hệ sinh thái” đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn.

Trên nền tảng phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin đã có, Việt Nam có thể dịch chuyển chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, điện tử sang lĩnh vực bán dẫn; cùng với đó, hình thành thêm một số khoa tại các cơ sở đào tạo, một số phòng tại các đơn vị nghiên cứu. Tập trung vào hình thức đào tạo ngắn hạn, nâng cao, chuyển đổi từ các ngành gần, ngành phù hợp sang ngành công nghiệp bán dẫn…

Tại Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tập trung phát triển công nghiệp vùng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, trọng tâm là chế biến, chế tạo, năng lượng. Phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện, điện tử, chất bán dẫn và công nghiệp công nghệ cao… Xây dựng Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ thành trung tâm cơ khí, điện, điện tử có trình độ cao… Trong đó, tập trung xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm công nghiệp điện tử. Đây chính là cơ sở, lợi thế để tỉnh Phú Thọ hướng đến phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, bán dẫn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 9 trường cao đẳng giảng dạy, đào tạo ở các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp về công nghệ thông tin. Bình quân mỗi năm có trên 235 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra, nhiều trường đại học trên địa bàn tỉnh đã và đang đào tạo các chuyên ngành như: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá… Đây được coi là các ngành có kiến thức nền tảng đủ để tiếp tục đào tạo lên và làm việc ở trong lĩnh vực bán dẫn.

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, điều quan trọng nhất là cần hoàn thiện thể chế cho đào tạo nhân lực bán dẫn với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù. Các địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Phú Thọ cần chủ động rà soát, nghiên cứu đưa ra các chính sách ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn, hỗ trợ học bổng cho sinh viên địa phương theo học ngành bán dẫn. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực, hợp tác với các trường đại học, các doanh nghiệp bán dẫn đào tạo nhân lực về lĩnh vực này.

Theo phutho.gov.vn

Lượt xem: 342



BÀI VIẾT KHÁC
10 tài năng trẻ nhận giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng
10 tài năng trẻ nhận giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng

Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng không chỉ ghi nhận những nhà khoa học trẻ có thành tích học tập, nghiên cứu xuất sắc mà những cá nhân này còn trở thành biểu tượng của sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo và khát vọng vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngày 09/11/2024
Chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam
Chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam

Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, nhằm tìm hiểu những vấn đề về xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ngày 08/11/2024
Khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực để phát triển
Khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực để phát triển

Khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 (09/11) của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là “Chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam: Khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực để phát triển”.

Ngày 08/11/2024
Những định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Những định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 31/10/2024, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, GS. TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Tham dự buổi trao đổi chuyên đề có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Ngày 07/11/2024
Phú Thọ: Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 30/6/2025.
Phú Thọ: Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 30/6/2025.

Sau quá trình chuẩn bị, triển khai, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Hệ thống thông tin lý lịch tư pháp và Hệ thống VNeID, từ 18 giờ ngày 01/11/2024, Hệ thống VneID đã chính thức mở dịch vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho tỉnh Phú Thọ.

Ngày 07/11/2024
Phát triển KH,CN&ĐMST vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Ưu tiên yếu tố con người và hạ tầng kỹ thuật
Phát triển KH,CN&ĐMST vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Ưu tiên yếu tố con người và hạ tầng kỹ thuật

Việc xây dựng chính sách đặc thù, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, khơi thông tất cả nguồn lực, giải quyết những bài toán cụ thể cho địa phương là một trong những điểm mấu chốt để tăng cường hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB).

Ngày 04/11/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0