Ngày 27/11/2023, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện và giám định xã hội về: Đánh giá tác động của chính sách đến Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Những vấn đề thực tiễn đặt ra và đề xuất giải pháp đối với tỉnh Phú Thọ.
Các đại biểu tham quan sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh
Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; huyện Lâm Thao, huyện Thanh Sơn; các trí thức, chuyên gia và nhà khoa học.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ và lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, tỉnh chủ trì Hội thảo
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả, bước đầu tạo không khí mới, sức lan tỏa trong cộng đồng và được Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Năm 2020, tỉnh bắt đầu xét, công nhận các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2022, UBND tỉnh đã công nhận 139 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Một số sản phẩm tiềm năng như chè, bưởi, hồng không hạt, mỳ gạo, thịt chua, tương, rượu, các loại đồ thủ công mỹ nghệ và một số mô hình du lịch cộng đồng... có thể phát triển thành sản phẩm có quy mô, chất lượng.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hồ Đình Lưỡng phát biểu chào mừng hội thảo
Ngày 9/12/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND về quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có cơ chế hỗ trợ thưởng cho các sản phẩm OCOP với mức thưởng từ 10 triệu đồng - 50 triệu đồng/sản phẩm được chứng nhận.
Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh Bùi Phúc Khánh phát biểu tại hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc sản truyền thống, làng nghề đặc trưng của các địa phương trên địa bàn tỉnh có thể khai thác, xây dựng thành các sản phẩm OCOP. Đánh giá những tác động tích cực cũng như nhận định những điểm còn hạn chế từ các chủ trương, cơ chế, chính sách của Chính phủ, của tỉnh đến Chương trình OCOP. Chia sẻ kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong cả nước có kết quả tích cực trong việc triển khai thực hiện Chương trình. Tư vấn và đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền của tỉnh về các giải pháp, định hướng chỉ đạo và cơ chế, chính sách cần điều chỉnh, bổ sung có tác động thúc đẩy, gia tăng sản phẩm OCOP của tỉnh đáp ứng mục tiêu Chương trình đề ra.
Quang cảnh buổi hội thảo
Những ý kiến tại buổi hội thảo sẽ được tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh để nghiên cứu, xem xét chỉ đạo thực hiện trong thực tiễn, góp phần cùng cả hệ thống chính trị thực hiện và đạt kết quả Chương trình OCOP của tỉnh; đáp ứng mục tiêu Chương trình đề ra cho giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Theo phutho.gov.vn
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0