Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 06/11/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Cục Sở hữu trí tuệ khởi động Dự án “Triển khai hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp WIPO IPAS”


Chiều 01/11, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã tổ chức Lễ khởi động Dự án “Triển khai hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp” (Dự án WIPO IPAS). Việc triển khai WIPO IPAS sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (SHCN) tại Cục Sở hữu trí tuệ, kết nối hệ thống quản trị đơn đăng ký SHCN của Cục với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), góp phần tạo thuận lợi trong việc chia sẻ dữ liệu với các Cơ quan SHTT khác cũng như việc cung cấp thông tin SHCN cho công chúng.


Toàn cảnh buổi Lễ khởi động Dự án “Triển khai hệ thống quản trị đơn SHCN WIPO IPAS”

 

Phát biểu tại Lễ khởi động, ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, sau một quá trình chuẩn bị, Dự án bắt đầu bước vào giai đoạn triển khai. Theo kế hoạch, toàn bộ hạng mục của Dự án sẽ được hoàn thành trong Quý I/2020. Trước tiên, Dự án sẽ triển khai hệ thống các nội dung liên quan đến xử lý đơn kiểu dáng công nghiệp và các công đoạn liên quan như nhập liệu, công bố, tra cứu, thẩm định, cấp bằng, các thủ tục sau cấp bằng, giải quyết khiếu nại và thống kê báo cáo, v.v.

Cục trưởng Đinh Hữu Phí cũng cho biết thêm, để triển khai Dự án, Cục đã thực  hiện một số hạng mục công việc như hạ tầng CNTT, dữ liệu, đội ngũ cán bộ. Hiện tại, Cục SHTT đã trình Lãnh đạo Bộ KH&CN xin chủ trương đầu tư Dự “Hiện đại hóa hệ thống CNTT của Cục”, dự kiến sẽ hoàn thành trong Quý II/2020 sẽ hoàn thành.

Ông Đinh Hữu Phí cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả của WIPO trong chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cán bộ để Cục có đội ngũ cán bộ đủ trình độ vận hành khai thác tốt WIPO IPAS, đồng thời khẳng định, Cục SHTT sẽ dành mọi nguồn lực để thực hiện tốt Dự án bởi đây là Dự án xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của Cục.

Tại buổi Lễ, ông Wiliam Meredith - Trưởng phòng Giải pháp phần mềm (WIPO) đã báo cáo về Kế hoạch tổng thể, các mốc thời gian và sự kiện lớn trong thời gian tới. Theo ông Wiliam Meredith, để triển khai Dự án, các chuyên gia của WIPO đã cùng Cục lập lịch trình và danh mục công việc cụ thể. Chuyên gia WIPO và các cán bộ thuộc Trung tâm Công nghệ thông tin (Cục SHTT) sẽ tiếp tục phối hợp với các cán bộ đối tác để triển khai thực hiện các công việc như: đào tạo người dùng và cán bộ kỹ thuật; chuyển đổi dữ liệu, cần kiểm tra, xác nhận của người dùng; phân tích, lập quy trình nghiệp vụ, áp quy trình lên hệ thống WIPO IPAS bằng công cụ IPAS Desiner, v.v.

Tại Lễ khởi động, trước sự chứng kiến của các cán bộ chủ chốt của Cục Sở hữu trí tuệ, ông Đinh Hữu Phí và ông Wiliam Meredith đã bấm nút khởi động Dự án.

 


Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và ông Wiliam Meredith, Trưởng phòng, phòng giải pháp vận hành Cơ quan SHTT WIPO đã bấm nút khởi động Dự án.

 

Trước đó, vào ngày 24/9/2018, nhân dịp tham dự Kỳ họp lần thứ 58 Đại hội đồng WIPO, Cục trưởng SHTT Đinh Hữu Phí và Tổng giám đốc WIPO Francis Gurry đã ký Thỏa thuận hợp tác về việc triển khai Hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp (WIPO IPAS) tại Cục SHTT. Theo Thỏa thuận hợp tác, WIPO sẽ cung cấp miễn phí và hỗ trợ triển khai phần mềm WIPO IPAS tại Cục SHTT. Cục có trách nhiệm nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và dữ liệu để có thể vận hành phần mềm này. Ngoài ra, Cục SHTT sẽ cung cấp một số thông tin SHCN cho WIPO khi Hệ thống WIPO IPAS đi vào vận hành. Hệ thống WIPO IPAS được cho là có nhiều ưu điểm nổi trội so với Hệ thống quản trị đơn SHCN hiện tại, ví dụ có khả năng điều chỉnh linh hoạt hơn, giao diện thân thiện hơn, phù hợp với các chuẩn quốc tế và dễ dàng kết nối với các công cụ sẵn có khác của WIPO./.

 

Lượt xem: 269



BÀI VIẾT KHÁC
Lập Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Lập Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo).

Ngày 14/01/2025
Bộ KH&CN công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Bộ KH&CN công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) là bộ chỉ số tổng hợp duy nhất hiện nay cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương.

Ngày 02/01/2025
'Việt Nam là một trong số quốc gia đổi mới sáng tạo nhất thế giới'
'Việt Nam là một trong số quốc gia đổi mới sáng tạo nhất thế giới'

Việt Nam - quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động, theo CNN.'

Ngày 30/12/2024
Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử
Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.

Ngày 26/11/2024
Vinh danh 13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
Vinh danh 13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024

13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.

Ngày 18/11/2024
Kinh nghiệm quốc tế về các chính sách đổi mới công nghệ và bài học cho Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế về các chính sách đổi mới công nghệ và bài học cho Việt Nam

Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp

Ngày 15/11/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0