Điện hạt nhân có vai trò quan trong trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội… Đó là khẳng định của các đại biểu tham dự Hội thảo Công tác truyền thông KH&CN 2015 - Nội dung và kế hoạch tuyên truyền phát triển điện hạt nhân do Cục Năng lượng Nguyên tử và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (Bộ KH&CN) phối hợp tổ chức từ ngày 12 đến 13.3.2015, tại Lạng Sơn.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), tính đến năm 2014, trên thế giới có 436 lò phản ứng đang hoạt động tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng công suất là 373.504 MW. Các nước có số lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động nhiều nhất là Mỹ (100 lò), Pháp (58 lò), Nhật (48 lò), Nga (33 lò), Hàn Quốc (23 lò)… Đặc biệt, hiện có 71 lò phản ứng (tổng công suất đặt là 67.682 MW) đang được xây dựng tại 16 nước, trong đó có 2 nước bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên là Belarus và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Tại Hội thảo, các chuyên gia cho rẳng, những khó khăn và thách thức trong việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng ở mức thấp, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh...
Để nâng cao hiệu quả truyền thông về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, các đại biểu đều thống nhất cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những ưu điểm của điện hạt nhân như hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính… để nhận được sự đồng thuận của người dân trong quá trình phát triển điện hạt nhân vì mục đích hòa bình của đất nước.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028