Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 26/07/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Công nghệ truy xuất nguồn gốc giúp phát triển tài sản trí tuệ tại các địa phương


    Cho tới thời điểm hiện tại, theo chương trình Phát triển tài sản trí tuệ (gọi tắt là chương trình 68), Cục Sở hữu trí tuệ đã bảo hộ cho khoảng hơn 900 đối tượng có dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 72 chỉ dẫn địa lý, gần 200 nhãn hiệu chứng nhận và hơn 600 nhãn hiệu tập thể. Việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù đã và đang góp phần tích cực thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các địa phương và doanh nghiệp, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị thương hiệu lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

    Bên cạnh đó, xu hướng hiện nay, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi, yêu cầu khắt khe hơn đối với các sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ như nông sản, thực phẩm. Với mặt hàng này, yếu tố xuất xứ là rất quan trọng. Theo đó, cùng với kết quả bảo hộ sở hữu trí tuệ đạt được, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc hàng hóa đang dần trở thành tiêu chuẩn quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

    Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được Bộ KH&CN giao thực hiện triển khai Đề án này.

    Mới đây, tại Hội nghị quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, do Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên tổ chức, các ý kiến đại diện cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đã làm rõ vai trò của ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trong quản lý phát triển nhãn hiệu được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

    Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng thời điểm này không áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ rất khó để xuất khẩu, kể cả thị trường Trung Quốc. Vì vậy cần phải tuyên truyền cho nông dân hiểu được khi họ áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ được hưởng những ưu đãi gì, đem lại quyền lợi gì "có như vậy người dân mới tích cực tham gia. Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng cần đi cùng với nông dân, triển khai hướng dẫn cho người nông dân có thể áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc", Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.

   Được biết, Hưng Yên hiện có 16 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ như tương Bần, nhãn lồng, quất cảnh Văn Giang, gà Đông Tảo, chuối tiêu hồng Khoái Châu, vải lai chín sớm Phù Cừ... Sau khi được bảo hộ, sản phẩm tăng giá trị lên 20%, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc các sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ đang là yêu cầu cấp thiết để tránh tình trạng xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng cần phải đẩy mạnh áp dụng truy xuất nguồn gốc để quản lý và phát triển các sản phẩm nông sản.

    Như sản phẩm gà Đông Tảo được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể ngày 16/7/2015. Theo đó, giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo Hưng Yên được cấp cho Hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo huyện Khoái Châu với tổng số 86 hội viên ở các xã: Đông Tảo, Tân Dân, Bình Minh và Dạ Trạch. Các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể gồm: Thịt gà đã chế biến; thực phẩm làm từ thịt gà; gà sống, gà thịt còn sống; mua bán thịt gà đã chế biến, thực phẩm làm từ thịt gà, gà giống, gà thịt còn sống.Tuy nhiên sản phẩm này đang đối mặt với khó khăn trong việc quản lý sử dụng nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm và cách thức tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước.

     Cũng tại hội nghị của Hưng Yên, bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển (IDE)cho biết, bằng cách áp dụng truy xuất nguồn gốc, công nghệ chống hàng giả và công cụ quản lý doanh nghiệp hướng tới chăm sóc trực tiếp người tiêu dùng bằng một giải pháp thông minh sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ hiệu quả hơn tài sản trí tuệ của mình. Với việc đầu tư nghiên cứu giải pháp truy xuất nguồn gốc CheckVN trong nhiều năm, IDE đã hoàn thiện nền tảng (platform) cho phép kết nối thông tin theo chiều sâu của từng chuỗi, kết nối rộng theo từng ngành, từng địa phương tạo nên các khối thông tin sâu rộng. Công nghệ CheckVN còn cho phép xác thực lại thông tin truy xuất có chính xác hay không bằng cơ chế khóa linh hoạt cộng với các thuật toán bảo mật đã được bảo hộ độc quyền về sở hữu trí tuệ; thiết lập một phương thức quản trị sản xuất 4.0 bằng việc số hóa tới từng sản phẩm hàng hóa, cập nhật nhật ký sản xuất, minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử tại Việt Nam.

      Tháng 7 vừa qua, Hệ thống truy xuất CheckVN này  đã được Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập hội đồng đánh giá là công nghệ đảm đảo về tính sáng chế, tin cậy về mặt xác thực, phát hiện hàng giả và đặc biệt có thể ứng dụng trên diện rộng. Từ những bao cáo và trao đổi tại Hội nghị về phát triển tài sản trí tuệ tại Hưng Yên, hệ thống và công nghệ truy xuất nguồn gốc CheckVN còn được đánh giá là đặc biệt phù hợp để ứng dụng trong quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm được bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung tại các địa phương

     Việc ứng dụng công nghệ trong phát triển thương hiệu và truy xuất nguồn gốc để quản lý và phát triển các sản phẩm nông sản đặc thù được bảo hộ sở hữu trí tuệ được đánh giá có thể thắt chặt mối liên kết, tương tác đa chiều giữa 4 “nhà”: Nhà quản lý – Doanh nghiệp – Người sản xuất – Người tiêu thụ. Qua đó, giúp nâng tầm vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương.

Dự án phát triển Cộng đồng thị trường KH&CN (Chương trình 2075)

Lượt xem: 217



BÀI VIẾT KHÁC
Việt Nam sẽ giới thiệu công nghiệp công nghệ cao tại Triển lãm Quốc phòng châu Á
Việt Nam sẽ giới thiệu công nghiệp công nghệ cao tại Triển lãm Quốc phòng châu Á

Với việc tham dự DSA và NATSEC 2024, Viettel High Tech đã nhận được đề nghị hợp tác từ các đối tác lớn ở khu vực Trung Đông và châu Á, mở ra các cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt trong lĩnh vực 5G.

Ngày 04/05/2024
Sở hữu trí tuệ: Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
Sở hữu trí tuệ: Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững

Đổi mới sáng tạo để xây dựng một tương lai chung tốt đẹp hơn cho toàn thế giới là hoạt động mà tất cả các quốc gia đang nỗ lực để thực hiện. Đồng thời, hoạt động đổi mới sáng tạo liên tục, không ngừng nghỉ trên phạm vi toàn thế giới và trong nước cũng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ đáp ứng kịp thời với các vấn đề mới.

Ngày 28/04/2024
Phú Thọ có 4 giải pháp đạt giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Phú Thọ có 4 giải pháp đạt giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023). Dự buổi lễ có đồng chí Lê Quang Huy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Ngày 27/04/2024
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ - Yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương - Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ - Yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương - Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc

Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII) nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương, bên cạnh đó, bộ chỉ số PII còn góp phần nâng cao năng lực và kết quả hoạt động KH,CN&ĐMST quốc gia; đặc biệt là góp phần thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược KH,CN&ĐMST đến năm 2030, Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030

Ngày 26/04/2024
KH,CN&ĐMST thúc đẩy phát triển đất nước theo hướng bền vững
KH,CN&ĐMST thúc đẩy phát triển đất nước theo hướng bền vững

Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào vốn và lao động sang mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Đây là mục tiêu dài hạn, cần sự vào cuộc, sự chung tay góp sức của các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội trong ứng dụng và phát triển KH,CN&ĐMST.

Ngày 22/04/2024
Công nghệ số góp phần quảng bá hình ảnh di sản văn hóa vùng Đất Tổ
Công nghệ số góp phần quảng bá hình ảnh di sản văn hóa vùng Đất Tổ

Với mong muốn hỗ trợ đồng bào, du khách khi về với Đất Tổ, những năm gần đây, các ngành, đơn vị của tỉnh đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng các ứng dụng số. Các ứng dụng thông minh không chỉ góp phần giới thiệu, quảng bá giá trị di sản vùng Đất Tổ mà còn mang lại nhiều tiện ích cho người dân, du khách khi về với mảnh đất cội nguồn của dân tộc.

Ngày 16/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0