Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025.
Ảnh minh họa
Theo đó, các dự án thuộc Chương trình được phân thành 2 nhóm: 1- Dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý là dự án có quy mô lớn, kết quả dự kiến đạt được có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành phố; 2- Dự án ủy quyền cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý là dự án không thuộc quy định trên.
Việc phân nhóm các dự án trên do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn xác định danh mục các dự án thuộc Chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập.
Thông tư quy định, tổ chức chủ trì dự án là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo thực hiện dự án; có năng lực huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các nguồn lực khác thực hiện dự án; trực tiếp thực hiện dự án, tiếp thu và thụ hưởng kết quả dự án; có năng lực tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa hoặc tổ chức sản xuất hàng hóa tạo sinh kế cho người dân tại vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
Đồng thời, có trụ sở tại tỉnh, thành phố triển khai dự án trừ trường hợp đặc thù được Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, chấp thuận; không thuộc trường hợp không đủ điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Điều 4 Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN.
Chủ nhiệm dự án cần đáp ứng các yêu cầu sau: Là người lao động thuộc Tổ chức chủ trì dự án, có chuyên môn phù hợp, có trình độ từ tốt nghiệp cao đẳng trở lên về lĩnh vực công nghệ chuyển giao trong dự án và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác đối với người có trình độ đại học trở lên và ít nhất 5 năm đối với người có trình độ cao đẳng.
Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có đủ lực lượng cán bộ khoa học làm chủ công nghệ được ứng dụng, có khả năng chuyển giao công nghệ; là chủ sở hữu công nghệ hoặc có quyền chuyển giao hợp pháp công nghệ hoặc là Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước tạo ra công nghệ được ứng dụng chuyển giao.
Công nghệ được lựa chọn để ứng dụng
Thông tư nêu rõ, công nghệ lựa chọn để ứng dụng chuyển giao đáp ứng các yêu cầu sau: Hướng vào giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của nơi thực hiện dự án và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái; phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương và mục tiêu của Chương trình; tiên tiến, có tính mới và hiệu quả hơn so với công nghệ hiện có đang áp dụng rộng rãi tại địa phương; đã có quy trình kỹ thuật ổn định, phù hợp với khả năng tiếp thu của các tổ chức và người dân nơi thực hiện dự án.
Đồng thời, được công nhận là tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc được tạo ra từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia đã được đánh giá, nghiệm thu từ mức đạt trở lên hoặc được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thực hiện chuyển giao.
Thời gian thực hiện dự án tối đa là 36 tháng. Đối với dự án trồng các loại cây lâu năm, trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu kết hợp chế biến và một số đối tượng đặc biệt khác thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 tháng.
Thông tin về dự án thuộc Chương trình được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Đơn vị quản lý kinh phí (http://www.miennui.most.gov.vn) hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/6/2016.
Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến đến hơn 21.000 điểm cầu Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và điểm cầu cấp huyện, cấp xã trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Chiều 14/4, tại Tỉnh uỷ Phú Thọ, Thường trực Tỉnh uỷ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình đã họp thống nhất triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 13 khai mạc sáng 10/4, dự kiến kéo dài ba ngày để thảo luận hai nhóm nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính và chuẩn bị đại hội 14.
Ngày 25/3/2025, Tỉnh ủy Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 148/KH-TU về việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
PhuthoPortal - Ngày 4/4/2025, đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Phú Thọ chủ trì hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai một số nội dung trong thời gian tới.
Ngày 1/4/2025, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã tiếp đón ông Hà Hồng Bình (He Hongping), Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cùng đoàn công tác. Cuộc gặp gỡ nhằm thúc đẩy hợp tác KH&CN giữa hai quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số.
Liên kết trang
0
1
0