Sáng ngày 23/09, Chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đông Nam Bộ đã diễn ra với sự tham gia của các dự án dự án khởi nghiệp trong các lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch và giáo dục đến từ 07 tỉnh thành thuộc vùng Đông Nam Bộ. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Techfest Vùng Đông Nam Bộ 2019 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức.
Chung kết cuộc thi bao gồm các phần dự thi đến từ 14 dự án trên toàn Vùng được sự chú ý của đông đảo công chúng, đa số là các dự án khởi nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và giáo dục.
Theo đó, hai dự án giải nhất và nhì sẽ đại diện cho toàn Vùng Đông Nam Bộ tham gia Techfest Quốc gia là Dự án “Máy lọc nước biển thành nước ngọt cho dân tàu đánh bắt cá xa bờ” giành giải nhất, và dự án “Hệ sinh thái thông minh (bộ khoan trắc khi tượng, hệ thống điều khiển thiết biết thông minh, đồng hồ điện thông minh)” giành giải nhì.
03 dự án còn lại sẽ tham gia trưng bày tại Techfest Vietnam tại Quảng Ninh là các dự án “Chuyển đổi số trong nông nghiệp”, “COHOTA – Dựng website dạy học theo cách riêng của bạn” và “Nền tảng kinh doanh tích hợp 020 kiểu mới hoàn chỉnh quá trình mua hàng đến sản phẩm thương hiệu chuỗi chính chủ gần nhất”.
Các giám khảo và doanh nghiệp khởi nghiệp chiến thắng tại cuộc thi.
Giám khảo cuộc thi là các chuyên gia về Khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu như: Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (NATEC); Ông Nguyễn Việt Đức - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quản lý Đầu tư khởi nghiệp Việt Nam; Ông Phạm Bá Phúc, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch và Thương mại DIC, Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Giám đốc Công ty Cổ phần Kisstartup; Ông Chữ Hồng Minh, Điều hành, sáng lập Vietnam Hospitality Network.
Chương trình cũng có sự tham dự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cùng các lãnh đạo UBND, Sở, Ban, ngành tại các tỉnh thành trong khu vực.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng NATEC, giám khảo cuộc thi phát biểu tại sự kiện.
Bên cạnh đó, khuôn viên Ngày hội trưng bày hơn 50 dự án/sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo đến từ các tỉnh thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tây Ninh.
Đặc biệt, ghi nhận tại sự kiện cho biết đã có hơn 30 lượt kết nối đầu tư với tổng giá trị quan tâm lên đến 155.000 USD. Các nhà đầu tư tham gia Techfest lần này nhìn chung đánh giá rất cao về hàm lượng chất xám, khả năng ứng dụng công nghệ, ý thực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các dự án. Tiềm năng của startup tham gia các phiên kết nối được đánh giá là 3.7/5 (so với mức 4.2 /5 của startup tại Techfest quốc gia).
Techfest Vùng Đông Nam Bộ là sự kiện thường niên trong khuôn khổ “Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào năm 2019. Tại đây, các hoạt động của sự kiện không chỉ giúp quảng bá các sản phẩm, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mang đặc thù của Vùng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân thành công trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mà đặc biệt là tạo sự lan tỏa trong cộng đồng khu vực. Không những vậy, đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong Vùng được giao lưu, cọ xát, học hỏi và kết nối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các chuyên gia, nhà đầu tư, quỹ đầu tư, tiến đến chuẩn bị cho Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia – Techfest Vietnam 2019 vào tháng 12 tại Quảng Ninh với sự tham gia của hàng trăm nhà đầu tư và chuyên gia quốc tế./.
Bích Hạnh
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0